Phân bón Văn Điển: Cùng bà con phủ xanh vùng núi phía Bắc

Nhiều năm qua, các vựa cây ăn quả của các tỉnh miền núi phía Bắc dđã đồng hành cùng phân lân nung chảy Văn Điển như vùng na dai (Lạng Sơn), vùng vải thiều Hà Bắc, vùng chè Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang...

Điều kiện tự nhiên của các tỉnh miền núi phía Bắc phần lớn là đồi núi với nhiều cánh cung núi mở rộng về phía Bắc. Khí hậu miền Bắc có tính chất nhiệt đới giảm mạnh, mùa đông lạnh nhất cả nước, hạn hán thường xảy ra vào mùa khô, thậm chí có khi hạn hán kéo dài ngoài sức chịu đựng của cây cối. Sự khắc nghiệt của khí hậu miền Bắc gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, cũng như việc canh tác nông nghiệp của người dân nơi đây, đặc biệt vùng núi khó khăn.

Trong các loại phân bón hiện nay, phân nung chảy văn Điển, được phối hợp 3 loại quặng: Apatít, Secpentyl, sa thạch, với công nghệ nung chảy ở nhiệt độ 1450oC và làm lạnh đột ngột đã cho ra sản phẩm phân bón đa dinh dưỡng, trong đó P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo Giàu chất kiềm và kiềm thổ.

Vì vậy, loại phân bón này không chỉ không gây chua cho đất mà còn bồi dục đất và cải tạo lý hóa tính đất; phân không tan trong nước nên không bị rửa trôi, chỉ khi rễ cây tiết acid thì phân mới tan và phóng thích ra các Ion A++ ++ vừa có tác dụng khử chua vừa bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với nhu cầu từng loại cây trồng.

Nhiều năm qua, các vựa cây ăn quả của các tỉnh miền núi phía Bắc đã đồng hành cùng phân lân nung chảy Văn Điển

Nhiều năm qua, các vựa cây ăn quả của các tỉnh miền núi phía Bắc đã đồng hành cùng phân lân nung chảy Văn Điển

Nhiều năm qua, các vựa cây ăn quả của các tỉnh miền núi phía Bắc đã đồng hành cùng phân lân nung chảy Văn Điển như vùng na dai (Lạng Sơn), vùng vải thiều Hà Bắc, vùng chè Thái Nguyên, Phú Thọ,Tuyên Quang; vùng cam sành Hà Giang, Tuyên Quang, vùng nhãn, mận, soài Điện Biên, Sơn la, lao Cai, Mộc Châu...

Chỉ tính riêng tỉnh Thái Nguyên, cây na, nhãn, bưởi đang được đánh giá là có hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản xuất tính theo giá hiện hành của 3 loại sản phẩm này chiếm trên 44% giá trị sản xuất cây ăn quả của tỉnh.

Một số địa phương đã hình thành một số vùng trồng na, nhãn, bưởi như: Vùng na tại các xã La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng (huyện Võ Nhai) khoảng 300 ha; vùng nhãn tại các xã Phúc Thuận (thị xã Phổ Yên), xã Quân Chu (huyện Đại Từ) khoảng 500 ha; vùng bưởi tại xã Tiên Hội (huyện Đại Từ), xã Tràng Xá, Dân Tiến, Phương Giao (huyện Võ Nhai) diện tích khoảng 500 ha..,

Một số địa phương đã hình thành một số vùng trồng na, nhãn, bưởi

Hiện có nhiều vùng cây ăn quả tập trung, đem lại thu nhập cao như: vùng trồng na xã La Hiên cho thu nhập từ 380 triệu đến 400 triệu đồng/ha/năm; vùng trồng bưởi xã Tràng Xá với diện tích trên 350 ha cho thu nhập từ 500 - 700 triệu đồng/ha/năm; vùng trồng ổi xã Phú Thượng có giá trị thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng/ha/năm....

Tỉnh Lạng Sơn từng là vùng trồng ngô lớn nhất cả nước, nhiều năm nay phân Văn Điển đồng hành cùng bà con Sơn La đã bứt phá, trở thành vựa cây ăn quả lớn thứ hai của cả nước với tổng diện tích trên 71.000 ha; trong đó vùng nhãn chất lượng cao với quy mô hơn 4 nghìn ha tại Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu, TP Sơn La…, với thu nhập 200-300 triệu đồng/ha; hiện nay nhãn sông Mã không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nươc khác

Phân nung chảy Văn Điển được kết hợp với các chất đạm, kali và một số nguyên tố vi lượng khác để sản xuất ra các sản phẩm phân đa yếu tố (ĐYT) NPK thích hợp cho từng loại cây trồng trên từng chân đất, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây trồng.

Qua nhiều năm sử dụng phân bón Văn Điển, bà con nông dân vùng núi, đặc biệt bà con các dân tộc vùng sâu, vùng xa ngày càng tin tưởng và sử dụng nhiều hơn; ngoài sử dụng hiệu quả cho sản xuất chè, còn cho trồng rừng, cho cac loại cây ngằn ngày như cây lúa, cây rau màu, cây công nghiệp....

Các tỉnh miền núi phía Bắc là vùng chè lớn nhất cả nước

Các tỉnh miền núi phía Bắc là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè thơm ngon nổi tiếng ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.

Ông Nguyễn Đình Nghĩa - Giám đốc chi nhánh Vật tư Nông nghiệp huyện Đại Từ - Thái Nguyên tâm đắc: Thâm canh chè đồi không phân bón nào bằng phân Văn Điển; nếu mức tiền đầu tư phân bón tương đương thì dùng phân Văn Điển cho năng suất cao hơn, đặc biệt khi sao chè ít hao, trong khi bón phân khác phải mất 4,5 - 5,0kg búp tươi mới được 1kg búp khô thì chè được bón phân Văn Điển chỉ khoảng 3,8 - 4,2kg búp tươi cho 1kg chè búp khô, mà hương vị được cải thiện, sản phẩm được thị trường ưa chuộng hơn.

Cây mía Tuyên Quang, Hòa Bình... được bón Phân Văn Điển đảm bảo đầy đủ và cân đối dinh dưỡng đa lượng và các các dinh dưỡng trung, vi lượng rất cần thiết; giúp cho cây mía khỏe, thân mập, lóng to, mắt nhỏ, lá phát triển dựng đứng, màu xanh sáng tăng khả năng quang hợp.

Đặc biệt, do có chất silic nên lá mía dày, vỏ bóng, cứng cây tăng sưc chống đổ: hạn chế sâu đục thân và nấm bệnh, tăng hàm lượng đường Saccaro, giúp cho quá trình sản xuất đường thu được chất lượng đường cao. Với mía trắng được bón phân Văn Điển cho cây to, chắc, không bị xốp ruột như bón nhiều đạm, nước ngọt, không chua. Mía tím màu cây tím đen mượt, tăng vị ngọt thơm, tăng sức hấp dẫn khách hàng.

Qua nhiều năm sử dụng, bà con nông dân vùng núi cao các tỉnh phía Bắc nhận thấy phân bón Văn Điển rẻ hơn gấp 2 đến 3 lần so với giá trị dinh dưỡng các loại phân bón thông thường, lại giảm chi phí công bón,tăng giá trị nông sản, phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường.

Trọng Hòa

Nguồn Tạp chí Công thương: http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phan-bon-van-dien-cung-ba-con-phu-xanh-vung-nui-phia-bac-104262.htm