Phân tích nguy cơ diễn biến giá LNG châu Á

Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên thị trường giao ngay của châu Á đã giảm vì mối đe dọa đình công tiềm tàng tại 3 nhà máy của Úc. Dù vậy, vẫn có nhiều yếu tố cơ bản vững chắc giúp giá tăng cao trong những đợt giao hàng trong tương lai.

Giá LNG giao ngay đến Bắc Á chỉ còn là 13 USD/mmBtu trong tuần lễ kết thúc vào ngày 25/8, so với mức 14 USD/mmBtu trước đó. Dù vậy, mức giá này vẫn cao hơn 44% so với mức thấp nhất của năm nay là 9 USD/mmBtu (ghi nhận vào đầu tháng 6).

Giá ổn định trở lại vì Woodside Energy đã đạt được thỏa thuận với những liên đoàn lao động tại các cơ sở LNG North West Shelf ở Tây Úc, ngăn chặn nguyên cơ đình công dự kiến bắt đầu vào đầu tháng tới.

Tuy nhiên, các công nhân thuộc cùng một công đoàn đã bỏ phiếu ủng hộ đình công tại hai nhà máy LNG do Chevron điều hành ở Tây Úc. Dù vậy, họ cần ít nhất vài tuần trước khi chính thức bắt đầu vụ đình công nào.

Tuy các dự án Gorgon và Wheatstone của Chevron chiếm khoảng 5% nguồn cung LNG toàn cầu, nhưng đình công khó sẽ có tác động ngay lập tức đến nguồn cung. Thay vào đó, nguồn cung bị ảnh hưởng từ những hoạt động nhỏ hơn, ví dụ như đình công phản đối làm thêm giờ.

Dù vậy, rủi ro vẫn còn đó: Có thể Chevron và các công đoàn sẽ không tìm được cách thỏa hiệp, và tình trạng sẽ leo thang đến mức làm nguồn cung bị đứt đoạn.

Điều này có thể xảy ra vào khoảng tháng 10 và tháng 11, khi nhu cầu nhiên liệu siêu lạnh của châu Á tăng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu cao điểm vào mùa đông.

Nhiều dấu hiệu cho thấy giá tăng trong mùa đông đã xuất hiện ở phía Bắc Mỹ, trong các hợp đồng giao dịch từ New York tại sàn S&P Global Commodity Insights Japan-Korea Marker.

Giá LNG của hợp đồng tháng trước, đáo hạn vào ngày 13/9, chốt ở mức 13,46 USD/mmBtu vào ngày 25/8. Trong khi đó, hợp đồng đáo hạn vào ngày 15/12 chốt ở mức 18,25 USD/mmBtu.

Vào một tháng trước, giá LNG theo hợp đồng đáo hạn ngày 15/12 là 17,61 USD/mmBtu. Như vậy, giá đã tăng 3,6% trong 4 tuần qua.

Giá của hợp đồng tháng 12 cũng cao hơn 35,6% so với hợp đồng tương lai tháng trước. Điều này cho thấy những người tham gia vào thị trường có dự kiến nguồn cung sẽ trở thắt chặt hơn vào mùa đông vùng Bắc Á.

Nhu cầu tăng

Theo dữ liệu từ nền tảng phân tích hàng hóa Kpler, có nhiều dấu hiệu cho thấy nhu cầu LNG của châu Á đang tăng cao trong thời điểm thời tiết chuẩn bị trở lạnh hơn. Khu vực tiêu thụ nhiều nhất dự kiến sẽ nhập khẩu 23,92 triệu tấn LNG trong tháng 8.

Con số đã tăng so với 21,61 triệu tấn trong tháng 7. Đây cũng sẽ là tháng có nhu cầu mạnh nhất kể từ tháng 1/2022.

Vào năm trước, Nhật Bản đã vượt qua Trung Quốc và lấy lại được danh hiệu “nước mua LNG nhiều nhất thế giới”. Dự báo Nhật Bản sẽ nhập khẩu 5,73 triệu tấn trong tháng 8, so với mức 5,09 triệu tấn trong tháng 7. Đó cũng là mức nhập khẩu cao nhất từ tháng 2.

Theo dữ liệu từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), tồn kho LNG của các công ty điện lực Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm: 1,81 triệu tấn tính đến ngày 20/8.

Đó cũng là mức thấp nhất được ghi nhận kể từ tháng 4. Trong khi đó, vào tháng 8/2022, tồn kho LNG là 2,75 triệu tấn.

Điều này cho thấy, các công ty điện lực của Nhật Bản sẽ tìm kiếm thêm LNG trong những tháng tới nhằm có đủ nguồn cung cho mùa đông.

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc cũng đang muốn có thêm LNG. Theo Kpler, trong tháng 8, lượng LNG nhập khẩu vào Trung Quốc là 6,16 triệu tấn, so với con số 5,92 triệu trong tháng 7 và 4,83 triệu của tháng 8/2022.

Tuy nhiên, trong lúc nhu cầu LNG của châu Á tăng lên, thì nhu cầu của châu Âu lại đang suy yếu, vì tồn kho khí đốt tự nhiên đạt mức cao, còn nhu cầu thì sụt giảm. Trên thực tế, sau khi diễn ra cuộc khủng hoảng năng lượng, lục địa này đã quay lưng lại với nhiên liệu hóa thạch.

Nhập khẩu LNG của châu Âu ước tính sẽ đạt 8,56 triệu tấn trong tháng 8, giảm so với 8,78 triệu tấn trong tháng 7. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 11/2021.

Nếu thông lệ không thay đổi, châu Âu có thể sẽ tăng cường nhập khẩu LNG từ quý IV trở đi. Tuy nhiên, sản lượng sẽ còn phụ thuộc vào nhiệt độ và khí hậu trong mùa đông sắp tới.

Ngọc Duyên

AFP

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/phan-tich-nguy-co-dien-bien-gia-lng-chau-a-692955.html