Phản ứng lạ của các loài cây khi bị tác động

Cây cối không phải là vô tri, vô giác mà chúng cũng có cảm xúc và một số phản ứng đặc biệt, gần giống với con người. Cùng khám phá một số khả năng kỳ lạ của các loài thực vật qua bài viết dưới đây.

 Kết quả nghiên cứu mới đây của nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Tây Úc và Đại học Lund ở Thụy Điển về loài thực vật phản ứng đặc biệt, “hoảng loạn” khi gặp trời mưa to đã nhận được sự quan tâm lớn

Kết quả nghiên cứu mới đây của nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Tây Úc và Đại học Lund ở Thụy Điển về loài thực vật phản ứng đặc biệt, “hoảng loạn” khi gặp trời mưa to đã nhận được sự quan tâm lớn

Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu trên cây Arabidopsis, một chi thực vật có hoa nhỏ thuộc họ cải. Việc phản ứng của cây là một phần của sự phòng thủ, tiết ra loại hormone, cảnh báo với lá khác hoặc những cây khác

Các hạt mưa được biết đến là thành phần cơ bản cho quá trình quang hợp, nhưng loài cây lại tỏ ra “sợ” mưa. Theo chia sẻ của nhà sinh vật học Harvey Millar đến từ Đại học Tây Úc: có thể mưa thực sự là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lây lan giữa các loài thực vật

Loài cây tiếp theo với phản ứng đặc biệt khi bị chạm vào, đó là cây trinh nữ. Cây có tên khoa học là Mimosa pudica, có khả năng “thu gọn” lá lại khi gặp tác động từ bên ngoài

Đặc tính này được tạo nên nhờ cấu tạo lá đặc biệt của cây trinh nữ. Phần cuống lá có một bọng lá chứa nước, khi có tác động thì phần nước dồn lên phía trên, phần cuống từ từ sụp xuống và khép lại

Phản ứng của cây trinh nữ không chỉ diễn ra tại một điểm bị tác động mà nó là dây chuyền khi các lá lân cận cũng lần lượt khép lại. Chính vì thế mà người ta còn gọi cây với một tên khác là cây xấu hổ

Ngoài ra, cây trinh nữ còn có khả năng ghi nhớ rất tốt, khi giọt nước được nhỏ xuống lặp đi lặp lại thì lá cây sẽ ngưng co lại. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, cây có đặc điểm này bởi nó nhận ra những giọt nước là vô hại

Khả năng gửi tín hiệu cảnh báo không chỉ thấy ở con người mà ở loài thực vật mang tên Artemisia Tridentate cũng được thể hiện rất rõ

Artemisia Tridentate hay còn gọi là cây ngải đắng. Trước sự tấn công của các loài khác, nó sẽ phát tán một hợp chất hóa học vào không khí. Loại hợp chất này vừa là lời cảnh báo đối với những cây khác, vừa nhằm mục đích đuổi côn trùng gây hại đi xa

Một loài cây khác mang tên Manchineel, xuất hiện nhiều ở Florida và Nam Mỹ với khả năng tự vệ và là “tay sát thủ máu lạnh” khiến các loài khác ghê sợ

Tất cả các bộ phận của cây đều chứa độc tố. Khi bị tác động, ở phần vỏ cây sẽ tỏa ra khói độc khiến đối phương trúng độc và có thể dẫn đến mù lòa

Manchineel có nhựa màu trắng, cực độc và có tính ăn da. Chỉ cần vô tình chạm vào cũng rất dễ gây ra mụn nước, viêm, sưng tấy hoặc bỏng

Khả năng của loài thực vật được ví như con người đó là chảy máu. Minh chứng cụ thể qua cây Pterocarpus angolensis là giống cây thân gỗ, mọc ở Nam Phi

Khi có sự tác động như: cưa, chặt, … nhựa của cây sẽ chảy ra. Điều đặc biệt là loại nhựa này có màu đỏ hơi sánh, sau khi khô thì sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm và rất giống màu máu

Phản ứng tiết ra nhựa là cách mà cây tự chữa lành vết thương cho mình. Ngoài việc chữa lành vết thương thì nhựa cây còn được sử dụng trong rất nhiều mục đích khác nhau như: thuốc nhuộm, thành phần của mỹ phẩm chăm sóc da…

Một loài cây quen thuộc khác có tên cây tai voi cũng khiến người ta phải ngạc nhiên về cái tài “giả vờ” có bệnh để đánh lừa kẻ thù

Lá cây xuất hiện những đốm trắng giống với các vết tích còn lại sau khi sâu ăn, và những con sâu bướm khi nhìn thấy như vậy sẽ tìm cây khác có lá lành lặn hơn để tiêu diệt

Nguyễn Minh (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/doi-song/anh-phan-ung-la-cua-cac-loai-cay-khi-bi-tac-dong/831215.antd