Pháo Bogdana của Ukraine có nguy cơ tự sát

Theo Chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov, dù được sản xuất theo chuẩn NATO nhưng pháo Bogdana của Ukraine có nguy cơ phát nổ nếu dùng chung đạn của M109.

Phân tích của chuyên gia Nga được đăng tải trên Sputnik cho biết, pháo tự hành Bogdana trang bị bộ nạp đạn tự động, hệ thống điều khiển và ngắm bắn mục tiêu từ xa.

Tốc độ bắn 6 viên đạn mỗi phút, tầm bắn đến 50km. Tính năng chiến đầu tùy thuộc vào các loại đạn khác nhau theo tiêu chuẩn NATO.

Các tướng lĩnh Ukraine khoe rằng một vũ khí như vậy chưa từng có trong quân đội Liên Xô và Nga.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lưu ý rằng nòng pháo Bogdana gợi nhớ đến pháo tự hành xe kéo của Liên Xô… MSTA-B, mà trong kho vũ khí của quân đội Ukraina 2016 đã có khoảng 165 đơn vị.

Pháo tự hành Bogdana.

"Nhiều khả năng, họ lấy một trong những khẩu như vậy, đặt trên một khung gầm xe tải, thêm các thiết bị thủy lực, sơn lại và gọi đó là thiết kế mới nhất.

Chính bằng cách này trong những năm 1980 chuyên gia Xô viết đã tạo ra phiên bản MSTA-K bánh hơi trên khung gầm KamAZ và Kraz.

Tại thời điểm đó, Ukraine tỏ ra quan tâm trước sản phẩm như vậy, nhưng sau đó Ủy ban quốc phòng ưu tiên cho phiên bản tự hành MSTA-S bánh xích trên khung gầm xe tăng, bởi vì chúng có khả năng di chuyển tốt nhất", chuyên gia Nga cho biết.

Tuy nhiên, vị chuyên gia Nga đã tỏ ra nghi ngờ về tốc độ bắn của Bogdana. Sáu viên mỗi phút - một chỉ số ấn tượng khi huấn luyện của MSTA-B.

Nhưng khi nạp đạn cần thiết phải nâng viên đạn cao đến thắt lưng. Pháo Bogdana cao hơn MSTA-B rất nhiều, và một viên đạn 50 kg phải được nâng lên ít nhất ngang tầm vai. Thậm chí hệ thống thủy lực khó có khả năng đạt được một tốc độ cao như vậy.

Đối với các bộ nạp đạn tự động, trên các bức ảnh pháo tự hành Ukraine, ngay cả những chuyên gia chú ý nhất cũng không thể nhìn thấy. Bên cạnh đó, pháo của Ukraine không có bất kỳ sự bảo vệ nghiêm túc nào. Thông thường pháo tự hành trên khung xe cơ giới được thiết kế tháp pháo bọc thép, che chắn trước các mảnh bom đạn.

Ngay cả pháo xe kéo MSTA-B có lá chắn bảo vệ mảnh đạn, và khi bắn thì được đặt trong công sự. Còn đây chỉ là nền tảng mở, bản thân khẩu pháo có chiều cao nổi bật, vì vậy phải bố trí trong vị tri kín hoặc bằng cách lợi dụng địa hình. Khai hỏa từ một hệ thống như vậy trên cánh đồng trống, ngang bằng sự tự sát.

Tiềm năng và khả năng sản xuất số lượng lớn để xuất khẩu của hệ thống pháo binh mới cũng rất đáng nghi ngờ bởi hiện nay, Kiev không có khả năng như vậy. Sử dụng đạn cỡ tương tự của nước ngoài là có vấn đề và chỉ đơn giản là nguy hiểm.

"Đầu tiên tạo ra hệ thống pháo, và sau đó đạn dược đặc biệt dành cho nó. Đó là nguyên tắc. Ví dụ, như lấy đạn của pháo Mỹ M109 Paladin và sử dụng cho Bogdana, thì vẫn có thể bắn được, nhưng đối với việc xuất khẩu việc này không phù hợp.

Ngoài ra, bất kỳ sự thiếu chính xác nào, viên đạn lạ cũng có thể phát nổ ngay trong nòng súng", một chuyên gia Nga nói.

Vì những điều này, nhiều khả năng pháo Bogdana sẽ chỉ được Ukraine dùng trong nước nếu phát triển thành công.

Hòa Bình

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/phao-bogdana-cua-ukraine-co-nguy-co-tu-sat-3363953/