Pháo tự hành M109A6 Paladin của Mỹ nguy hiểm cỡ nào?

Trong gói viện trợ quân sự mới trị giá 2,85 tỷ USD cho Ukraine, Mỹ dự kiến bổ sung pháo tự hành M109A6 Paladin mới cho Ukraine.

M109A6 Paladin là phiên bản hiện đại hóa của pháo tự hành tầm xa M109, được phát triển vào thập niên 1960 của Quân đội Mỹ. Nguồn: Defense Express

M109A6 Paladin là phiên bản hiện đại hóa của pháo tự hành tầm xa M109, được phát triển vào thập niên 1960 của Quân đội Mỹ. Nguồn: Defense Express

Phiên bản M109A6 Paladin mới này khắc phục được những điểm yếu trước đây như tầm bắn kém, uy lực và độ tin cậy không cao, tốc độ và khả năng vượt địa hình yếu. Nguồn: Defense Express

Sự khác biệt chính giữa M109A6 Paladin ra đời vào những năm 1990 và các phiên bản trước đó là sự nâng cấp về lớp giáp, cải tiến về động cơ và khung gầm, số lượng đạn dược cũng được gia tăng. Nguồn: Defense Express

Điều quan trọng nhất là sự kết hợp giữa hệ thống định vị kỹ thuật số và hệ thống điều khiển hỏa lực. Nguồn: Defense Express

Thuật toán của khẩu pháo vẫn không thay đổi và nhìn chung nó vẫn được vận hành bằng tay. Một số khâu được tự động hóa, bao gồm quá trình nạp đạn. Nguồn: Defense Express

Tất cả những yếu tố trên giúp gia tăng độ chính xác của M109A6 Paladin. Những tính năng như vậy cũng giúp phân biệt pháo tự hành hiện đại với các loại khác, cho phép tăng hiệu quả khai hỏa gấp nhiều lần. Nguồn: Defense Express

M109A6 có thể hoạt động độc lập, trong quá trình di chuyển nó có thể nhận lệnh bắn, dữ liệu máy tính thông tin về mục tiêu, tính toán phần tử bắn lẫn di chuyển, thiết lập trận địa. Nguồn: Defense Express

M109A6 chỉ mất 1 phút để khai hỏa kể từ khi nhận lệnh, ngoài ra pháo tự hành này có thể "bắn và chạy". Nguồn: Military./.

Hồng Anh/VOV.VN (Tổng hợp)

Nguồn VOV: https://vov.vn/quan-su-quoc-phong/vu-khi/phao-tu-hanh-m109a6-paladin-cua-my-nguy-hiem-co-nao-post995660.vov