Pháp mở rộng lệnh giới nghiêm khi làn sóng đại dịch Covid-19 bùng nổ trở lại

Trong những tuần gần đây, sự bùng phát trở lại của làn sóng đại dịch Covid-19 đã khiến châu Âu lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Trong khi Ngoại trưởng Bỉ được đưa vào diện chăm sóc đặc biệt và Bộ trưởng bộ Y tế Đức dương tính với virus Corona thì Pháp cũng đã tiến hành mở rộng lệnh giới nghiêm cho khoảng 2/3 dân số cả nước.

Quảng trường trung tâm TP Lille ở phía bắc vào giờ giới nghiêm. (Ảnh: Lille Actu)

Quảng trường trung tâm TP Lille ở phía bắc vào giờ giới nghiêm. (Ảnh: Lille Actu)

Châu Âu bùng nổ đại dịch Covid-19 lần 2, Pháp mở rộng lệnh giới nghiêm tới các thành phố

Trong một cuộc họp báo mới đây nhất, Thủ tướng Pháp Jean Castex đã cho biết: “Một đợt đại dịch coronavirus thứ hai đang diễn ra ở Pháp và Châu Âu. Tình hình rất nghiêm trọng”

Theo đó, Ông Jean Caster cũng thông báo nước này sẽ mở rộng lệnh áp đặt giới nghiêm đối với Paris và 8 thành phố khác. Cụ thể, thêm 38 khu vực hành chính cùng 46 triệu trong tổng số 67 triệu dân sẽ bị hạn chế đi lại từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng.

Ngay sau khi các biện pháp được công bố, các cơ quan y tế Pháp đã báo cáo một kỷ lục 41.622 trường hợp mới được xác nhận, nâng tổng số tích lũy lên thành 999.043 trường hợp.

Theo thống kê của Reuters, ngày 21/10 cũng chứng kiến tổng số trường hợp nhiễm trùng được báo cáo trong một ngày cao nhất trên toàn thế giới là 423.290.

Tây Ban Nha đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên vượt qua 1 triệu trường hợp nhiễm Covid-19/tuần.

Bộ trưởng Y tế Salvador Illa cho biết dịch bệnh hiện đã “ngoài tầm kiểm soát” ở nhiều khu vực. Các nhà chức trách nước này tranh luận rất nhiều về lệnh giới nghiêm nhưng sau đó lại không thực hiện được.

Lần đầu tiên, nước Đức cũng ghi nhận có hơn 10.000 trường hợp nhiễm mỗi ngày; đồng thời, mở rộng cảnh báo du lịch tới Thụy Sĩ, Ireland, Ba Lan, hầu hết các vùng của Áo và Ý bao gồm cả Rome. Tuy nhiên, quốc gia này cho rằng dịch bệnh vẫn còn trong tầm kiểm soát.

Cụ thể, theo ông Lothar Wieler đến từ Viện Robert Koch, Cơ quan về các bệnh truyền nhiễm của Đức, cho biết: “Chúng tôi vẫn có cơ hội để làm chậm sự lây lan thêm của virus".

Ngày 22/10, Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ Sophie Wilmes chính thức được đưa vào diện chăm sóc đặc biệt, trong khi trước đó Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cũng xác nhận kết quả dương tính với Virus.

Nước Anh đã tiến hành siết chặt giới nghiêm thêm 03 khu vực; đồng thời, ở những khu vực đông dân nhất của Ý là Lombardy (gần Milan), Lazio (gần Rome) và Campania (gần Naples) cũng đã áp dụng lệnh giới nghiêm qua đêm.

Chỉ có Thụy Điển đã trở thành một ngoại lệ khi quốc gia này chủ yếu dựa vào các biện pháp tự nguyện để thúc đẩy sự cách ly xã hội. Các nhà chức trách Thụy Điển tuyên bố những người cao tuổi không còn cần phải cô lập bản thân do tỷ lệ nhiễm COVID thấp hơn so với những tháng đầu năm 2020.

Sau khi châu Âu dường như đã đạt được biện pháp kiểm soát dịch bệnh sau đợt đóng cửa nghiêm trọng vào tháng 3 và tháng 4, sự gia tăng số ca bệnh trong những tuần gần đây đã đặt châu lục này trở lại tâm điểm của cuộc khủng hoảng.

Gia tăng áp lực tới các dịch vụ y tế

Mặc dù, các trường hợp nhập viện và tử vong cho đến nay chưa lấn át các hệ thống y tế như trong những tháng đầu năm 2020, các nhà chức trách ở nhiều quốc gia vẫn có lý do để lo ngại tình hình đang nhanh chóng đạt đến ngưỡng.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu cho biết hơn 5,3 triệu người đã mắc bệnh và có hơn 204.000 người đã tử vong. Con số này có thể được so sánh với 8,4 triệu trường hợp ở Hoa Kỳ và 7,7 triệu trường hợp ở Ấn Độ.

Đối mặt với chi phí khổng lồ của virus coronavirus, các nhà lãnh đạo châu Âu đang tuyệt vọng để tránh lặp lại các cuộc đóng cửa bao trùm khiến nền kinh tế của họ đóng cửa vào mùa xuân.

Đồng thời, trong bối cảnh báo động ngày càng tăng của công chúng, văn phòng thống kê của Đức lưu ý rằng doanh số bán giấy vệ sinh đã tăng gần 90%, gần như không kém về doanh số bán chất khử trùng và xà phòng thời kỳ trước khủng hoảng.

Khi các ca bệnh gia tăng và các dịch vụ y tế ngày càng chịu áp lực, họ buộc phải áp đặt và mở rộng các hạn chế tại địa phương nhằm giảm bớt các cuộc tụ tập công cộng xuống các khu vực rộng lớn hơn bao giờ hết.

Mặt khác, khủng hoảng ngày càng nhiều, phần lớn thiện chí của công chúng được thấy trong giai đoạn đầu tiên của việc đóng cửa đã biến mất, điển hình là việc các chính quyền Trung ương đã tham gia vào các cuộc đấu khẩu giận dữ với chính quyền địa phương từ Manchester đến Madrid về các vấn đề y tế, phúc lợi đến giao thông và trường học.

Mùa đông sắp đến, ngành y tế các quốc gia ở châu Âu tiếp tục có lý do để lo lắng khi phải đối mặt với ảnh hưởng từ các bệnh lý về hô hấp theo mùa thông thường song song việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Bruno Megarbane, trưởng khoa chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Lariboisiere ở Paris, chia sẻ: “Chúng tôi đã ngập trong đầm lầy rồi. "Vì vậy, thực sự, có nỗi sợ rằng chúng tôi sẽ phải đối mặt với một tình huống rất khó khăn."

Ngọc Mai biên dịch/ Theo Reuster

Nguồn Sao Pháp Luật: https://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/phap-mo-rong-lenh-gioi-nghiem-khi-lan-song-dai-dich-covid-19-bung-no-tro-lai-13244/