Phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2010: Liệu có nở rộ?

Mặc dù được biết đến và sử dụng từ khá lâu, nhưng các chuyên gia kinh tế lại cho rằng phải đến năm 2010, kênh huy động tiền qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp mới thực sự được quan tâm đúng mức.

Nếu thị trường chứng khoán phát triển thì việc phát hành trái phiếu chuyển đổi của doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng hơn Sau những thảo luận về phương án tăng lãi suất cơ bản, Ngân hàng Nhà nước gần đây đã chính thức giữ nguyên mức lãi suất cơ bản ở mức 8%/năm, điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ càng phải thắt chặt tín dụng. Trên thực tế, đối với doanh nghiệp, phát hành trái phiếu cũng là một hình thức vay vốn, nhưng hình thức vay lại dài hạn (thường là 5 năm), đồng thời có thể chủ động sử dụng nguồn vốn huy động từ phát hành mà không phải chịu sự giám sát chặt chẽ cho từng mục đích sử dụng vốn như đối với nguồn vốn đi vay ngân hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phát hành trái phiếu thường có những lợi thế như không phải chịu sức ép về cổ tức chi phối từ cổ đông mới như phát hành cổ phiếu, được hưởng lợi từ chính sách thuế đối với khoản lãi trả trái phiếu. Ông Nguyễn Tiến Thành, Giám đốc Công ty chứng khoán Tân Việt (Chi nhánh TPHCM) cho biết, công ty ông xác định trong cơ cấu dịch vụ tư vấn năm nay, công ty sẽ đặc biệt quan tâm đến dịch vụ tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp, bởi đây sẽ là mảnh đất tiềm năng. Đồng tình với quan điểm với ông Thành, ông Nguyễn Việt Đức, Phó Giám đốc Nghiên cứu thuộc Công ty quản lý quỹ SHS nhận xét, so với năm 2009, năm 2010 nền kinh tế đã thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế vĩ mô sáng sủa hơn. Kinh tế phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án khởi động. Các kế hoạch sử dụng vốn trái phiếu sẽ có tính khả thi cao hơn. Chẳng hạn, sự đi lên của thị trường bất động sản trong năm 2009 đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các công ty bất động sản huy động vốn từ kênh trái phiếu doanh nghiệp. Một yếu tố nữa hỗ trợ cho hoạt động phát hành trái phiếu phát triển, theo ông Đức, là do thị trường chứng khoán phục hồi khiến cho việc phát hành trái phiếu chuyển đổi dễ dàng hơn nhiều. Hình thức phát hành trái phiếu chuyển đổi (với lãi suất cố định và khả năng thu được lợi lớn sau khi chuyển đổi sang cổ phiếu) là hấp dẫn với nhà đầu tư lớn. Không chỉ riêng các chuyên gia nhìn nhận những yếu tố thuận lợi đối với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2010, mà ngay bản thân doanh nghiệp cũng coi đây là một kênh huy động vốn ưu tiên hàng đầu. Ông Nguyễn Mạnh Quân, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ Hạ Long (Hải Phòng) cho rằng, từ tháng 4 đến tháng 7/2010 việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ diễn ra rất sôi động, bởi lúc đó hoạt động của hầu hết doanh nghiệp vào “guồng”, nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất, đầu tư tăng lên. Mặt khác, doanh nghiệp cũng chọn thời điểm này để phát hành trái phiếu doanh nghiệp vì trông đợi vào luồng tiền giải ngân của các tổ chức tài chính, ngân hàng… Bên cạnh những tiền đề thuận lợi cho việc phát hành trái phiếu, doanh nghiệp vẫn cần cẩn trọng khi thực hiện. Theo đánh giá của ông Nguyễn Việt Đức, đối với doanh nghiệp, dù ưu tiên và mong muốn được phát hành trái phiếu thay vì vay ngân hàng và phát hành cổ phiếu thì vẫn còn không ít khó khăn. Hạn chế lớn nhất khi các doanh nghiệp Việt Nam phát hành trái phiếu là việc tuân thủ các chuẩn mực về kế toán và có một tổ chức định mức tín nhiệm đo lường hệ số tín nhiệm của doanh nghiệp, làm cơ sở cho các phương án phát hành. Chỉ có một số ít doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm bởi các tổ chức quốc tế (một số ngân hàng hàng đầu) và nếu được xếp hạng thì ở mức rất thấp. Một khó khăn khác mà ông Đức cho rằng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả phát hành trái phiếu doanh nghiệp là triển vọng tăng lãi suất cơ bản và thắt chặt tiền tệ khá rõ ràng trong năm 2010. Lãi suất tăng cao khiến cho doanh nghiệp phải trả mức lãi suất cao hơn mới hấp dẫn được nhà đầu tư và phải thả nổi lãi suất trong thời hạn dài. Ngoài ra, các tổ chức nếu mua trái phiếu sẽ nhìn vào giá trị thực của trái phiếu trên thị trường giao dịch, chứ không phải chỉ là lãi suất. Khi lãi suất tăng, giá trị thực của trái phiếu đã phát hành (với lãi suất cố định) sẽ giảm xuống. Có thể nói, những khó khăn trên đã lý giải việc cho tới nay nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu vẫn là các tổ chức, doanh nghiệp có quan hệ làm ăn với nhau hoặc ngân hàng, vừa tư vấn phát hành vừa là nhà đầu tư. Để giải quyết những khó khăn trên, ông Quách Mạnh Hào, Phó TGĐ Công ty chứng khoán Thăng Long, cho rằng, ngoài vấn đề tâm lý của nhà đầu tư, cần tạo cho trái phiếu doanh nghiệp tính thanh khoản như trái phiếu chính phủ. Còn ông Nguyễn Việt Đức thì cho rằng, doanh nghiệp cần minh bạch trong chế độ tài chính, báo cáo để tạo niềm tin cho nhà đầu tư; có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả, có tính khả thi cao để đảm bảo hoàn vốn và trả lãi cho nhà đầu tư. Một việc quan trọng nữa mà ông Đức lưu ý các doanh nghiệp là cần tìm một nhà phát hành có uy tín có thể tư vấn cho doanh nghiệp về việc định giá trái phiếu, thời hạn trái phiếu. Nhà phát hành uy tín cũng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhà đầu tư rộng hơn. Và cuối cùng ông Đức cho rằng, doanh nghiệp niêm yết sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn do có số lượng nhà đầu tư đông đảo hơn. Thoái vốn để tiếp tục đầu tư Để tận dụng cơ hội từ sự phục hồi kinh tế và tiếp tục việc đầu tư của mình, nhiều công ty quản lý quỹ đầu tư tư nhân (Private Equity Fund Management Firm, gọi tắt là quỹ PE) đã lên kế hoạch huy động thêm quỹ khá rầm rộ. Aureos Capital đang có kế hoạch huy động thêm 250 triệu Đô la Mỹ cho quỹ vùng Đông Nam Á (bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Malaysia). BankInvest chuẩn bị huy động thêm 150 triệu Đô la Mỹ cho thị trường Việt Nam. Mekong Capital cũng đang tích cực huy động thêm vốn cho quỹ thứ 4 của mình. Song song với các hoạt động huy động thêm vốn, các quỹ PE cũng đang tiến hành cấu trúc lại và thoái vốn các khoản đầu tư (portfolio) mà họ đã thực hiện từ nhiều năm trước, do thời hạn chấm dứt giải ngân đã gần kề và họ cũng không còn nhiều tiền trong quỹ để tiếp tục đầu tư trong vài năm tới. Đơn cử, khi BankInvest quyết định đầu tư vào Công ty Cổ phần Nước khoáng Vĩnh Hảo, họ đã bán lại khoản đầu tư của mình cho các công ty giải khát trong nước hoặc nước ngoài muốn đa dạng hóa sản phẩm hoặc thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Aureos Capital đã thoái một phần vốn trong khoản đầu tư 3 triệu Đô la Mỹ vào Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF) trước khi công ty này thực hiện IPO (pre-IPO) và tiếp tục thoái vốn khi công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM. Gần đây nhất, Mekong Capital đã bán lại toàn bộ khoản đầu tư 1,85 triệu Đô la Mỹ ở Công ty Cổ phần Gas Sài Gòn cho Công ty Elf Gas (Total). Việc thoái vốn ở các công ty có kết quả kinh doanh tốt nhằm đạt được tỷ suất sinh lợi nội bộ như mong đợi (hoặc cao hơn) để gọi thêm vốn từ các nhà đầu tư là một chiến lược đúng. Đối với các quỹ PE, thoái vốn còn thể hiện sự cam kết trả lại tiền cho nhà đầu tư sau một thời gian nhất định. Để tận dụng cơ hội từ sự phục hồi kinh tế và tiếp tục việc đầu tư của mình, nhiều công ty quản lý quỹ đầu tư tư nhân (Private Equity Fund Management Firm, gọi tắt là quỹ PE) đã lên kế hoạch huy động thêm quỹ khá rầm rộ. Aureos Capital đang có kế hoạch huy động thêm 250 triệu Đô la Mỹ cho quỹ vùng Đông Nam Á (bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Malaysia). BankInvest chuẩn bị huy động thêm 150 triệu Đô la Mỹ cho thị trường Việt Nam. Mekong Capital cũng đang tích cực huy động thêm vốn cho quỹ thứ 4 của mình. Song song với các hoạt động huy động thêm vốn, các quỹ PE cũng đang tiến hành cấu trúc lại và thoái vốn các khoản đầu tư (portfolio) mà họ đã thực hiện từ nhiều năm trước, do thời hạn chấm dứt giải ngân đã gần kề và họ cũng không còn nhiều tiền trong quỹ để tiếp tục đầu tư trong vài năm tới. Đơn cử, khi BankInvest quyết định đầu tư vào Công ty Cổ phần Nước khoáng Vĩnh Hảo, họ đã bán lại khoản đầu tư của mình cho các công ty giải khát trong nước hoặc nước ngoài muốn đa dạng hóa sản phẩm hoặc thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Aureos Capital đã thoái một phần vốn trong khoản đầu tư 3 triệu Đô la Mỹ vào Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF) trước khi công ty này thực hiện IPO (pre-IPO) và tiếp tục thoái vốn khi công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM. Gần đây nhất, Mekong Capital đã bán lại toàn bộ khoản đầu tư 1,85 triệu Đô la Mỹ ở Công ty Cổ phần Gas Sài Gòn cho Công ty Elf Gas (Total). Việc thoái vốn ở các công ty có kết quả kinh doanh tốt nhằm đạt được tỷ suất sinh lợi nội bộ như mong đợi (hoặc cao hơn) để gọi thêm vốn từ các nhà đầu tư là một chiến lược đúng. Đối với các quỹ PE, thoái vốn còn thể hiện sự cam kết trả lại tiền cho nhà đầu tư sau một thời gian nhất định.

Nguồn VietStock: http://www.vietstock.vn/tabid/57/channelid/785/newsid/145699/default.aspx