Phát hiện bất ngờ về kim loại trên siêu sao Mộc

Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học tìm thấy sắt và titan trong bầu khí quyển của sao Mộc, một hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời. Hành tinh ngoại lai này có tên là KELT-9b, là hành tinh ngoại lai nóng nhất từng được phát hiện.

Được biết, KELT-9b cách khoảng 620 năm ánh sáng tính từ Trái đất, nằm trong chòm sao Cygnus. KELT-9b mang bản chất là một hành tinh khí khổng lồ tựa như sao Mộc nhưng nó có khối lượng lớn gấp ba lần và gấp đôi đường kính của sao Mộc, quỹ đạo rất gần với sao chủ của nó tên là KELT-9.

Được biết, bầu khí quyển của hành tinh này lên tới 4.300 độ C cực kỳ nóng, Kevin Heng, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học Bern ở Thụy Sĩ tham gia vào nghiên cứu nói với Space.com.

Nguồn ảnh: Space.

Nguồn ảnh: Space.

Nhiệt độ cao kỷ lục này cho phép các nhà thiên văn học phát hiện sắt và titan trong bầu khí quyển của KELT-9b dễ dàng hơn.

Trong khi các nhà nghiên cứu từ lâu đã nghi ngờ rằng, các nguyên tố này có mặt trên một số hành tinh ngoại lai, sắt là một trong những nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ rất khó để phát hiện chúng trong môi trường lạnh hơn, vì các nguyên tử này chủ yếu là "bị mắc kẹt trong các phân tử khác".

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ

Tuy nhiên, KELT-9b quá nóng đến nỗi những đám mây không thể ngưng tụ trong bầu khí quyển, cho phép các nguyên tử sắt và các kim loại khác bay độc lập nên dễ dàng nhận diện.

Để có được kết luận này, nhóm khoa học đã sử dụng Kính viễn vọng Quốc gia Galileo ở La Palma, Tây Ban Nha để săn tìm kim loại, titan trong quang phổ ánh sáng chiếu qua bầu khí quyển của KELT-9b trong vòng 4 giờ.

Huỳnh Dũng (theo Phys)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/phat-hien-bat-ngo-ve-kim-loai-tren-sieu-sao-moc-1102731.html