Phát hiện bất ngờ về 'sát thủ đại dương' 65 triệu năm trước

Các nhà khoa học đã phát hiện một loài cá mập hoàn toàn mới, Palaeohypotodus bizzocoi, ở bang Alabama, Mỹ, thông qua một loạt hóa thạch răng sắc nhọn.

Khám phá này đã cho thấy, loài cá mập này là một trong những sát thủ đại dương cách đây khoảng 65 triệu năm.

Khám phá này đã cho thấy, loài cá mập này là một trong những sát thủ đại dương cách đây khoảng 65 triệu năm.

Các hóa thạch này được tìm thấy trong một hộp nhỏ được thu thập từ hạt Wilcox và được giữ trong Cơ quan Khảo sát địa chất bang Alabama.

Các hóa thạch này được tìm thấy trong một hộp nhỏ được thu thập từ hạt Wilcox và được giữ trong Cơ quan Khảo sát địa chất bang Alabama.

Giáo sư Hun Ebersole, chuyên gia cá mập, đã không thể xác định loài này, dẫn đến việc tiến hành nghiên cứu chi tiết.

Giáo sư Hun Ebersole, chuyên gia cá mập, đã không thể xác định loài này, dẫn đến việc tiến hành nghiên cứu chi tiết.

Palaeohypotodus bizzocoi được xác định là một trong những sinh vật biển khổng lồ trỗi dậy vào đầu kỷ Cổ Cận, thời điểm mà môi trường đại dương đang phục hồi sau thảm họa tiểu hành tinh Chicxulub, đánh bại nhiều loài khủng long.

Palaeohypotodus bizzocoi được xác định là một trong những sinh vật biển khổng lồ trỗi dậy vào đầu kỷ Cổ Cận, thời điểm mà môi trường đại dương đang phục hồi sau thảm họa tiểu hành tinh Chicxulub, đánh bại nhiều loài khủng long.

Trước thảm họa này, thương long được coi là loài đứng đầu chuỗi thức ăn đại dương. Tuy nhiên, Palaeohypotodus bizzocoi, mặc dù kích thước không lớn nhưng đã trở thành sát thủ số 1 của đại dương trong giai đoạn này.

Trước thảm họa này, thương long được coi là loài đứng đầu chuỗi thức ăn đại dương. Tuy nhiên, Palaeohypotodus bizzocoi, mặc dù kích thước không lớn nhưng đã trở thành sát thủ số 1 của đại dương trong giai đoạn này.

Khám phá này không chỉ giúp hiểu rõ hơn về môi trường sống dưới đại dương sau thảm họa tuyệt chủng mà còn giúp dự đoán các tác động toàn cầu đối với sinh vật hiện đại.

Khám phá này không chỉ giúp hiểu rõ hơn về môi trường sống dưới đại dương sau thảm họa tuyệt chủng mà còn giúp dự đoán các tác động toàn cầu đối với sinh vật hiện đại.

Mời quý độc giả xem thêm video: Giải mã bí ẩn khu rừng “quái vật tuyết” ở Nhật Bản.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-bat-ngo-ve-sat-thu-dai-duong-65-trieu-nam-truoc-1965504.html