Phát hiện hố đen rất gần Trái đất

Các nhà khoa học vừa phát hiện một hố đen nằm trong hệ sao HR 6819 cách Trái đất 1.000 năm ánh sáng.

Hố đen này được phát triển trong quá trình các nhà thiên văn học tới từ Đài thiên văn Nam châu Âu (ESO) phối hợp với các đồng nghiệp nghiên cứu cấu trúc của hệ thống sao HR 6819 trong chòm sao Viễn Vọng Kính (Telescopium).

Hệ thống này gần chúng ta tới nỗi có thể nhìn thấy các ngôi sao của nó từ vùng Nam bán cầu mà không cần đến ống nhòm hoặc kính viễn vọng.

Theo nhóm nghiên cứu, ban đầu họ quan sát hệ thống này khi nghiên cứu các sao nhị phân. Tuy nhiên, sau khi phân tích dữ liệu quan sát, họ hết sức ngạc nhiên khi thấy bên trong HR 6819 có vật thể thứ ba, chưa từng biết đến trước đây là một lỗ đen.

Hố đen vừa được phát hiện cách Trái đất 1.000 năm ánh sáng. (Ảnh: NASA)

Hố đen vừa được phát hiện cách Trái đất 1.000 năm ánh sáng. (Ảnh: NASA)

Các quan sát trên máy quang phổ FEROS chỉ ra rằng cứ sau 40 ngày, một trong hai ngôi sao lại ôm xung quanh một vật thể vô hình, trong khi ngôi sao thứ hai ở khoảng cách rất xa so với cặp bên trong này.

"Chúng đã rất sốc khi hiểu ra rằng đây là hệ sao đầu tiên với lỗ đen có thể nhìn thấy bằng mắt thường", thông cáo báo chí của ESO dẫn lời một trong những tác giả nghiên cứu - chuyên gia Petr Hadrava tới từ Viện Thiên văn học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Czech cho hay.

Ông Hadrava và các cộng sự tin rằng trong tương lai gần, sẽ còn khám phá được nhiều lỗ đen như vậy. Lỗ đen ẩn giấu trong HR 6819 là một trong những lỗ đen khối sao đầu tiên được tìm thấy không tương tác với môi trường xung quanh nó.

Các nhà khoa học xác định sự hiện diện và tính toán khối lượng của nó bằng cách nghiên cứu quỹ đạo của một ngôi sao bên trong hệ nhị phân.

"Vật thể vô hình vô ảnh có khối lượng gấp 4 lần khối lượng Mặt trời chỉ có thể là một lỗ đen", ông Thomas Rivinius, đồng tác giả của nghiên cứu cho hay.

Diệu Hoa (Nguồn: Sputnik)

Nguồn VTC: https://vtc.vn/song-ket-noi/phat-hien-ho-den-rat-gan-trai-dat-ar544599.html