Phát hiện hóa thạch tiết lộ loài rắn thời cổ đại có chân

Những khám phá hóa thạch của mẫu vật loài rắn Najash được công bố trên Tạp chí Science Advances đã tiết lộ loài rắn từng sở hữu hai chân sau trong 70 triệu năm đầu tiên của quá trình tiến hóa.

Phác thảo loài rắn cổ đại Najash.

Phác thảo loài rắn cổ đại Najash.

Họ cũng cung cấp chi tiết về cách hộp sọ linh hoạt của rắn phát triển từ tổ tiên thằn lằn của chúng.

Sự tiến hóa của cơ thể rắn đã làm say mê các nhà nghiên cứu trong một thời gian dài. Đó là loài đại diện cho một trong những ví dụ ấn tượng nhất về khả năng thích nghi của cơ thể động vật có xương sống, nhưng hồ sơ hóa thạch hạn chế đã che mờ sự hiểu biết của chúng ta về sự tiến hóa ban đầu của chúng cho đến bây giờ.

Tiến sĩ Alessandro Palci, Đại học Flinder, thành viên của nhóm nghiên cứu quốc tế đã thực hiện quét CT độ phân giải cao và dùng kính hiển vi ánh sáng để quan sát hộp sọ được bảo tồn của loài rắn Najash. Kết quả đã tiết lộ dữ liệu giải phẫu mới đáng kể về sự tiến hóa ban đầu của rắn.

"Rắn được mặc định là không có chân, nhưng sau đó loài thằn lằn lại có nhiều chân. Điều thực sự khiến rắn tách ra là hộp sọ có tính di động cao, cho phép chúng nuốt những con mồi lớn. Trong một thời gian dài, chúng ta đã thiếu thông tin chi tiết về quá trình chuyển đổi tương đối cứng nhắc từ hộp sọ của một con thằn lằn đến hộp sọ siêu linh hoạt của rắn", Tiến sĩ Alessandro Palci nói.

Mẫu vật Najash được công bố trên Tạp chí Science Advances.

Tiến sĩ Alessandro Palci phân tích: "Najash có hộp sọ ba chiều được bảo quản hoàn chỉnh nhất của một con rắn cổ đại và điều này cung cấp một lượng thông tin mới đáng kinh ngạc về cách mà đầu rắn tiến hóa. Nó có một số nhưng không phải tất cả các khớp linh hoạt được tìm thấy trong hộp sọ của loài rắn hiện đại. Tai giữa của nó là trung gian giữa thằn lằn và rắn sống, và không giống như tất cả các loài rắn còn sống, nó vẫn giữ một xương gò má phát triển tốt, tương tự như loài thằn lằn".

Giáo sư Mike Lee, nhà nghiên cứu của Đại học Flinder và Bảo tàng Nam Úc, cũng là một thành viên của nghiên cứu này cho biết thêm: "Mẫu vật Najash cho thấy loài rắn tiến hóa từ thằn lằn theo các bước tiến hóa tăng dần, giống như thuyết tiến hóa của Darwin đã dự đoán".

Hồ sơ về họ rắn mới cũng tiết lộ rằng rắn sở hữu chân sau nhỏ nhưng hình thành hoàn hảo trong 70 triệu năm đầu tiên của quá trình tiến hóa.

"Những con rắn nguyên thủy có đôi chân nhỏ bé này không chỉ là một giai đoạn tiến hóa nhất thời trên đường đến một điều gì đó tốt hơn. Thay vào đó, chúng có một kế hoạch cơ thể rất thành công, tồn tại qua nhiều triệu năm, và đa dạng hóa thành một loài rắn có thể động vật trên cạn, vùi mình dưới nước và trong hang hốc", Giáo sư Lee nói.

Quét CT tái tạo hộp sọ khớp nối của Najash được công bố trên Tạp chí Science Advances.

HẢI PHONG

Theo Phys

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/khoahoc-congnghe/khoa-hoc/item/42325502-phat-hien-hoa-thach-tiet-lo-loai-ran-thoi-co-dai-co-chan.html