Phát huy giá trị văn hóa, gắn với phát triển kinh tế đô thị

Có rất nhiều mục tiêu, ý nghĩa khi quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) triển khai K hông gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực phụ cận ; song quan trọng nhất, là tinh thần p hát huy giá trị văn hóa, g ắ n với phát triển kinh tế đô thị .

Viên ngọc quý...

Quận Hai Bà Trưng là một trong bốn quận nội đô lịch sử của thành phố Hà Nội. Lãnh đạo Quận bày tỏ, nhiều năm qua, Quận luôn chú trọng đẩy mạnh công tác quảng bá và xúc tiến du lịch; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch; nâng cao chất lượng các dịch vụ, tổ chức hướng dẫn các phường tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú … nhằm xây dựng môi trường du lịch văn minh gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị, văn minh thương mại; nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân trong việc chấp hành pháp luật về du lịch, giữ gìn cảnh quan môi trường, giữ gìn trật tự đô thị, xây dựng nếp sống văn minh thanh lịch của người Thủ đô.

Hà Nội có thêm địa chỉ vui chơi, văn hóa, thư giãn

Hà Nội có thêm địa chỉ vui chơi, văn hóa, thư giãn

Hàng chục năm, thậm chí cả trăm năm qua, quận Hai Bà Trưng có 1 viên ngọc quý, là hồ Thiền Quang. Diện tích khoảng 5 hec ta, khoảng mặt nước này còn được gọi là hồ Halais (Ha-le) theo tên của phố Nguyễn Du thời Pháp thuộc. Nằm giữa tuyến phố Nguyễn Du, Trần Bình Trọng, Trần Nhân Tông, Quang Trung, hồ Thiền Quang từ lâu đã là một điểm đến thơ mộng của người Hà Nội và du khách bốn phương, hồ nằm ngay trước cổng chính của Công viên Thống Nhất, kết nối với hồ Bảy Mẫu trong công viên Thống Nhất bởi một trục cảnh quan rộng lớn.

Năm 2003, hồ Thiền Quang đã được cải tạo nạo vét, tu sửa, kè xung quanh. Sau khi được cải tạo, hồ đã trở thành một trong những hồ đẹp của Thủ đô Hà Nội. Với những hạng mục đồng bộ như hồ, đường dạo, hệ thống cây xanh, bồn hoa, thảm cỏ... cùng với hồ Bảy Mẫu trong công viên Thống Nhất, hồ Thiền Quang trở thành một trong những lá phổi quan trọng góp phần cải thiện môi trường khu vực.

Nằm trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, hồ Thiền Quang và hồ Bảy Mẫu lưu giữ không gian văn hóa vật thể và phi vật thể của quá trình phát triển đô thị, là sợi dây kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa tĩnh lặng, xưa cũ với xô bồ, hối hả của nhịp sống hiện đại, tạo nên giá trị văn hóa cho quận Hai Bà Trưng và Thủ đô Hà Nội.

Các con phố xung quanh hồ Thiền Quang là Nguyễn Du, Trần Bình Trọng, Trần Nhân Tông và Quang Trung. Trong đó các phố Nguyễn Du và Quang Trung tập trung nhiều cửa hàng kinh doanh, nhà hàng ẩm thực, quán cafe; Đường Trần Nhân Tông kết nối hồ Thiền Quang và công viên Thống Nhất dọc theo chiều dài; Phố Trần Bình Trọng là nơi tập trung của ba ngôi chùa (chùa Quang Hoa, chùa Thiền Quang và chùa Pháp Hoa).

Về tổng thể, hiện nay khu vực hồ Thiền Quang cơ bản vẫn giữ được nét đẹp tự nhiên vốn có, bao gồm hồ nước, cây xanh, những con phố cũ chạy xung quanh, các thảm cỏ kết hợp những điểm nghỉ chân…

Đánh thức tiềm năng

Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực phụ cận trong tương lại không xa sẽ “đánh thức” được nhiều giá trị văn hóa đang “ngủ quên”.

Đánh thức tiềm năng của khu vực hồ Thiền Quang

Đó là các chùa Quan Hoa, Pháp Hoa, Thiền Quang - quần thể di tích quốc gia đã được xếp hạng di tích Quốc gia tại Quyết định số 1821/VH-QĐ ngày 06/11/1989 của Bộ Văn hóa - Thông tin. Tuy nhiên hiện đang bị xuống cấp, chưa được tôn tạo phù hợp với giá trị di tích.

Là Cung thanh niên Hà Nội được xây dựng trên bán đảo hồ Thiền Quang, công trình có kiến trúc đẹp, nơi hoạt động của thanh niên Thủ đô. Nhưng hiện công trình đang xuống cấp, thiếu sự đầu tư nâng cấp tổng thể; bị che khuất bởi một số công trình tạm.

Khu vực cây xanh, vườn hoa, không gian mở quanh hồ với hệ thống cây xanh đa dạng, nhiều tầng bậc tạo cảnh quan đẹp cho khu vực hồ. Tuy nhiên chưa được quan tâm đầu tư tổng thể, mang tính chấp vá dẫn đến xuống cấp. Hệ thống vỉa hè, đường, vườn hoa, cây xanh mặc dù được duy tu, sửa chữa nhưng chưa đáp ứng được như các vườn hoa hiện nay tại khu vực khác.

Một sự “thiệt thòi” khác là khu vực Công viên Thống Nhất được xác định là một trong các “lá phổi” của Thủ đô, tuy nhiên chưa được đầu tư xứng tầm, dẫn đến chưa thu hút được người dân đến tham quan, chủ yếu là các hoạt động thể dục thể thao hàng ngày.

Trên địa bàn Thành phố nói chung và quận Hai Bà Trưng nói riêng đang thiếu các không gian hoạt động văn hóa, vui chơi cho các tầng lớp nhân dân. Từ năm 1986 trở lại đây, với chủ trương đổi mới và hội nhập của nền kinh tế cả nước, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, làm cho bộ mặt kiến trúc của Hà Nội thay đổi từng ngày. Từ 4 quận nội thành, hiện nay Hà Nội đã mở rộng thành 9 quận.

Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ về đô thị, việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa mua bán của nhân dân cũng như tạo không gian mở để nhân dân, học sinh, sinh viên vui chơi là việc làm hết sức cần thiết.

Một trong những nhược điểm cơ bản của các hồ trong bốn quận cũ là thiếu tính kết nối. Nhiều hồ là những điểm không gian mở độc lập, xét trên quan điểm là một không gian công cộng thì các hồ không hỗ trợ được cho nhau, làm giảm đi khả năng tiếp cận đến các hồ, thiếu tính cộng đồng. Hồ Thiền Quang và hồ Bảy Mẫu là một ví dụ điển hình. Tại khu vực xung quanh hồ có nhiều công trình ý nghĩa về tâm linh, văn hóa-nghệ thuật, có không gian mặt nước cây xanh đẹp. Tuy nhiên, chưa có sự kết nối giữa các không gian mặt nước, không gian xanh và các công trình để tạo thành một không gian tổng thể, là nơi phục vụ các hoạt động văn hóa, vui chơi của nhân dân.

Bởi vậy, cần có các giải pháp cụ thể cho việc phát triển không gian công cộng ven hồ nói chung và hồ Thiền Quang, hồ Bảy Mẫu nói riêng trở thành điểm nhấn tại của khu vực. Một không gian công cộng hoạt động hiệu quả ven các hồ sẽ là giải pháp gián tiếp quản lý hồ với sự tham gia của cộng đồng, đưa các hoạt động bên ngoài gắn kết với công viên Thống Nhất thành một hoạt động chung, khai thác khơi nguồn lại các giá trị của Công viên Thống Nhất. Việc bảo tồn, tôn tạo và quản lý tốt các hồ hướng tới sự phát triển hạ tầng xanh, giúp nâng cao chất lượng sống của người dân.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/phat-huy-gia-tri-van-hoa-gan-voi-phat-trien-kinh-te-do-thi-post528773.antd