Phát triển chỉ dẫn địa lý Dứa Đồng Giao

Dứa Đồng Giao là đặc sản của Ninh Bình, có mặt trong sách Top 50 trái cây đặc sản nổi tiếng nhất Việt Nam. Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ đã quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00074 cho sản phẩm Dứa Đồng Giao. Tuy nhiên, đây chỉ là bước ban đầu để xác lập quyền sở hữu và những yếu tố pháp luật có liên quan, về lâu dài, để khai thác có hiệu quả tài sản trí tuệ này, nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường thì đơn vị quản lý và người dân trồng dứa còn nhiều việc phải làm.

Chăm sóc dứa tại Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao. Ảnh: Anh Tuấn

Ông Nguyễn ThanhTùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao cho biết:Từ năm 1967, cây dứa được đưa về trồng ở Nông trường Đồng Giao (nay là Công tyCổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao), nó tồn tại và phát triển bền vững vàtrở thành biểu tượng và sản phẩm chính của đơn vị.

Hiện nay, ở Tam Điệp, câydứa chiếm 60% diện tích trồng các cây ăn quả (khoảng 3.600 ha) với khoảng 1.700hộ chuyên trồng dứa, tổng sản lượng dứa mỗi năm từ 55.000- 60.000 tấn. Dứa ĐồngGiao có 2 giống chính là Dứa Cayen với diện tích trồng khoảng 1.900 ha và DưáQueen 1.700ha. Dứa Cayene Đồng Giao có hình trụ, màu vàng cam nhạt, mùi thơm,vị ngọt đậm, không xơ; khối lượng quả từ 1,53 đến 1,78 kg; đường kính quả từ12,90 đến 13,90 cm; chiều dài quả từ 19,45 đến 20,39 cm; số lượng mắt dứa từ111 đến 115 mắt; tỷ lệ phần ăn được từ 72 đến 75%. Dứa Queen Đồng Giao có hìnhtrụ, màu vàng rơm, mùi thơm, vị ngọt, không xơ; khối lượng quả từ 0,54 đến 0,61kg; đường kính quả từ 7,71 đến 8,49 cm; chiều dài quả từ 10,46 đến 11,27 cm. Sốlượng mắt dứa từ 92 đến 94 mắt; tỷ lệ phần ăn được từ 60 đến 74%.

Bên cạnh kinhnghiệm và bí quyết canh tác, kỹ thuật thu hoạch và bảo quản sản phẩm của ngươìdân, các đặc tính trên của dứa Đồng Giao có được là nhờ điều kiện tự nhiên độcđáo của khu vực này: vùng bán sơn địa, có mức độ phân cắt địa hình ít nên tạosự đồng đều về khí hậu, tiêu thoát nước tốt, thuận lợi cho việc trồng và sảnxuất cây dứa. Đất đai nơi đây có hàm lượng sét cao, tầng mặt của đất tơi xốp, phùhợp với đặc điểm của cây dứa là có bộ rễ yếu, ăn nông và cần lượng nước cao.

Ngoài ra, đây là khu vực có biên độ nhiệt ngày đêm lớn (4oC - 6oC) và lượng bứcxạ cao giúp tạo nên điểm đặc thù cho sản phẩm dứa. Để bảo tồn nguồn gen, bảo vệthương hiệu cho sản phẩm, trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ phát triển tàisản trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, tỉnh Ninh Bình đã được phê duyệt vàtriển khai dự án “Xây dựng chỉ dẫn địa lý Đồng Giao cho sản phẩm dứa của tỉnhNinh Bình”. Sau thời gian triển khai thực hiện, dự án đã nhận được sự vào cuộctích cực của chính quyền địa phương và các ngành chức năng. Và tháng 5/2019,Cục Sở hữu trí tuệ đã quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số00074 cho sản phẩm Dứa Đồng Giao.

Đây là bước ban đầu để xác lập quyền sở hưũvà những yếu tố pháp lý có liên quan song đã có những tác động tích cực, bướcđầu giúp gia tăng giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ đồng thời làmthay đổi nhận thức của người sản xuất…Minh chứng là trong điều kiện nền kinh tếthế giới đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh thì quý I/2020, kim ngạch xuấtkhẩu của Công ty vẫn bằng 431% so với cùng kỳ năm 2019. Không chỉ doanh nghiệphưởng lợi, mà chính bà con nông dân cũng đang rất vui mừng bởi sản phẩm dứa sảnxuất ra đến đâu được tiêu thụ đến đó, nhiều hộ nông dân có thu nhập từ 50-70triệu đồng/ha, cá biệt có hộ thu nhập từ 80-100 triệu đồng/ha. Anh Nguyễn VănThanh, đội Hang Nước, Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao phấn khởi chobiết: Từ đầu năm đến nay, giá dứa ổn định, thậm chí thời điểm này, mặc dù đãvào chính vụ nhưng giá không bị giảm mà còn tăng gấp đôi so với năm ngoái. Bàcon chúng tôi rất tự hào và sẽ cố gắng giữ gìn bản sắc, thương hiệu dứa ĐồngGiao. Niềm vui của những người nông dân chúng tôi là sản xuất ra sản phẩm đảmbảo chất lượng, để chế biến và xuất khẩu đi các nước, được thế giới biết đến.

Ông Hoàng TrọngLễ, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho rằng: Để phát triển nhãn hiệu DưáĐồng Giao cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền địa phương, ngànhchuyên môn, tất cả các nhà sản xuất, nhà chế biến và những người nông dân.Trước tiên, cơ quan quản lý nhãn hiệu này là UBND thành phố Tam Điệp phải thựchiện đúng các quy trình, các quy định đã đề ra trong quá trình tạo lập, xâydựng chỉ dẫn địa lý Dứa Đồng Giao. Cụ thể như việc quản lý tem, nhãn mác haytuyên truyền, quảng bá, đào tạo, tập huấn cũng như giám sát quy trình trồng,chăm sóc, thu hoạch, chế biến của nông dân. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay,đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý là thực phẩm cần gắn với các tiêu chuẩn vêàn toàn thực phẩm như VietGAP, hữu cơ, có truy xuất nguồn gốc. Bên cạnh đó,chúng ta phải tích hợp được chỉ dẫn địa lý với cải thiện chất lượng, công nghệvà chế biến sâu để bán được sản phẩm với mức giá ngày càng cao. Ngoài ra, cũngcần tăng cường công tác truyền thông, quảng bá ra thị trường trong và ngoàinước để người tiêu dùng biết đến, qua đó giúp tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.

Hà Phương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/phat-trien-chi-dan-dia-ly-dua-iong-giao-20200522023224959p2c20.htm