Phiêu cùng sidecar Suzuki Bigboy 250

Để có chiếc sidecar Suzuki Bigboy 250, chủ xe đã mất thời gian thiết kế, thi công trong 3 tháng và tiêu tốn khoảng 50 triệu đồng.

Các mẫu sidecar (xe 3 bánh) chủ yếu tại Việt Nam thường là dòng xe URAL của Nga, thế nhưng sau nhiều năm thì những cỗ máy này đã già nua và cũ nát, muốn đi xa thường phải "làm" xe thật kĩ lưỡng, hoặc người điều khiển xe phát biết chút ít kĩ thuật.

 Suzuki Bigboy 250 sidecar.

Suzuki Bigboy 250 sidecar.

Thế nhưng cái phiêu của người cầm lái dòng xe sidecar thường không có giới hạn. Họ tìm mọi cách để đạt được cảm xúc cao nhất của người chơi xe, đó chính là lắp thuyền cho một chiếc xe mới, để có thể yên tâm rong ruổi trên mọi cung đường.

Thường các mẫu sidecar cổ điển có dung tích động cơ từ 650cc để có thể lai thêm thuyền bên cạnh có trọng tải lên đến 150kg. Thế nhưng chiếc xe giới thiệu trong bài viết chỉ là mẫu xe Suzuki Bigboy 250 có dung tích 250cc.

Anh Tâm - chủ của chiếc xe Suzuki Bigboy 250 trong lúc thiết kế thuyền để trở thành sidecar.

Suzuki Bigboy 250 có quá nhỏ khi kéo thuyền?

Suzuki Bigboy 250 được xuất xưởng lần đầu là năm 2002 và bản mới được nhập về Việt Nam là phiên bản Suzuki Bigboy 250 2015. Về các thông số kích thước, Suzuki đã tinh giảm lại phần nào mẫu xe này để trở nên nhỏ gọn hơn. Trọng lượng khô của xe Suzuki Bigboy 250 là 123kg (so với năm 2004 là 127kg). Kích thước chiều dài x chiều rộng x chiều cao là 1995x900x1130mm.

Xe Suzuki Bigboy 250 sử dụng động cơ 249cc, 1 xi lanh đơn và cho công suất tối đa 20HP.

Xe Suzuki Bigboy 250 sử dụng động cơ 249cc, 1 xi lanh đơn và cho công suất tối đa 20HP. Mẫu xe sử dụng cặp vành bánh 19 inch trước và 18 inch sau. Xe có hình thức tương đối thanh thoát và thuộc thể loại Classic Custom.

Để giải quyết vấn đề về công suất của xe khi kéo thuyền thì chủ xe phải thay đổi cả kích thước và trọng lượng của thuyền sao cho phù hợp, thay nhông sau có nhiều rang hơn để tăng sức kéo.

Giảm tương tác trọng lực của thuyền bằng 2 hệ thống thụt nhún.

Suzuki Bigboy 250 kéo thuyền liệu có quá yếu khi đi đường đèo không?

Trong gần 2 năm từ khi lắp thuyền cho chiếc Suzuki Bigboy 250 của mình, anh Phạm An Tâm (thành viên CLB Moto thể thao Thanh Xuân - Hà Nội), đã rong ruổi trên mọi miền đất nước, trải nghiệm vượt qua tứ đại đỉnh đèo huyền thoại Mã Pí Lèng, Ô Quí Hồ, Khau Phạ và Pha Đin.

Chiếc xe của anh Tâm chụp trong chuyến khám phá Tây Bắc tại đèo Mã Pí Lèng.

“Nhiều người nghĩ xe 250 kéo thuyền sẽ yếu, nhưng không phải vậy, bởi chạy sidecar quan trọng là tạo đà quán tính, còn không thì kể cả 750cc hay 1000cc cũng bị tụt dốc nếu không có đà”, anh Phạm An Tam chia sẻ.

Khám phá cảnh vật thiên nhiên đất nước bằng sidecar luôn là một cảm xúc đạt đến độ phiêu.

Sidecar là dòng xe khó đi nhất ở dòng phương tiện thô sơ, đặc biệt ở những khúc cua gấp và đường đèo. Trong các khúc cua trái, nếu cua gấp xe có thể bị văng ngang hoặc không dồn trọng tâm sang bên thuyền thì xe có thể bị lật. Xuất phát từ số 1, nếu ga cao cũng dễ bị mất lái. Người điều khiển dòng xe này phải có bằng chuyên dụng cho xe 3 bánh là A3.

Tuy máy nhỏ nhưng việc thay đổi nhông sau nên xe vẫn di chuyển rất tốt trên các tuyến đường có đèo dốc cao.

Một buổi dã ngoại của anh Tâm cùng chiếc xe tại Mộc Châu.

Khánh Linh

Nguồn Nông Nghiệp: https://nongnghiep.vn/phieu-cung-sidecar-suzuki-bigboy-250-d288211.html