Phim đoạt giải Oscar bị chỉ trích nặng nề

Tuy giành giải Oscar, một số tác phẩm chịu số phận bị giới phê bình, khán giả chỉ trích vì lỗ hổng kịch bản, cách tuyển chọn diễn viên.

 Dallas Buyers Club (2013) kể về bệnh nhân AIDS Ron Woodroof (Matthew McConaughey đóng) vào những năm 1980. Trong đó, Jared Leto đóng vai phụ nữ chuyển giới Rayon. Nam diễn viên giành giải Oscar hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc. Sau nhiều năm, các nhà phê bình tự hỏi vì sao không để người chuyển giới đóng vai diễn này. Nhân vật của Rayon cũng bị đánh giá là chỉ làm thỏa mãn tính tò mò của khán giả. "Rayon không phải con người, nhân vật được tạo ra để thu hút sự chú ý", Paris Lees viết trên Independent. Ảnh: Kobal.

Dallas Buyers Club (2013) kể về bệnh nhân AIDS Ron Woodroof (Matthew McConaughey đóng) vào những năm 1980. Trong đó, Jared Leto đóng vai phụ nữ chuyển giới Rayon. Nam diễn viên giành giải Oscar hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc. Sau nhiều năm, các nhà phê bình tự hỏi vì sao không để người chuyển giới đóng vai diễn này. Nhân vật của Rayon cũng bị đánh giá là chỉ làm thỏa mãn tính tò mò của khán giả. "Rayon không phải con người, nhân vật được tạo ra để thu hút sự chú ý", Paris Lees viết trên Independent. Ảnh: Kobal.

Annie Hall (1977) được ca ngợi là một trong những bộ phim hài lãng mạn xuất sắc thế kỷ 20. Phim giành tổng cộng 4 giải Oscar. Song, bộ phim gặp tranh cãi khi đạo diễn kiêm nam chính Woody Allen vướng cáo buộc tấn công tình dục con riêng của vợ. Việc ông kết hôn với con gái nuôi kém 36 tuổi cũng khiến tác phẩm bị chỉ trích suốt thời gian dài. Ảnh: United Artists.

Sau khi vướng cáo buộc tình dục, một số bộ phim của Woody Allen bị mang ra bàn tán, trong đó có Manhattan (1979) - tác phẩm kể về chuyện tình của người đàn ông trung niên với học sinh trung học 17 tuổi. Sau khi xâu chuỗi bộ phim, truyền thông cho rằng mô-típ quen thuộc trong phim của Allen là đàn ông lớn tuổi, nhút nhát có quan hệ với người trẻ hơn. Theo Independent, sự lặp lại khiến nhiều người khó chịu, nhất là khi những cáo buộc không đứng đắn của đạo diễn nổi tiếng xuất hiện. Ảnh: Getty.

Bộ phim tâm lý tội phạm Crash (2004) giành chiến thắng tại Oscar lần thứ 78 với ba hạng mục quan trọng. Tuy nhiên, tác phẩm bị chỉ trích là đơn giản hóa các miêu tả về chủng tộc. Khi liệt kê những bộ phim bị đánh giá cao quá mức của thập kỷ, cây bút Ta-Nehisi Coates của Atlantic viết: "Bộ phim có những tuyên truyền xung đột dữ dội với nhau. Hơn cả tác phẩm dở, phim từng đoạt giải Oscar". Ảnh: Lionsgate.

The Help (2011) được cho là thể hiện quan điểm cao cả nhưng có cái nhìn đơn giản về chủng tộc. Viola Davis - nữ diễn viên đóng vai người giúp việc Aibileen Clark - nói cô hối tiếc khi đảm nhận vai diễn. "Tôi thấy mình phản bội bản thân và người dân của mình khi tham gia bộ phim có sự phân biệt chủng tộc". Nam chính Bryce Dallas Howard cũng cho rằng bộ phim được kể qua góc nhìn của nhân vật da trắng và tạo ra bởi những biên kịch da trắng có cái nhìn thiếu công bằng. Ảnh: Dreamworks Pictures.

American Beauty (1999) giành được 5 giải Oscar năm 2000. Người thắng giải Nam diễn viên chính xuất sắc là Kevin Spacey - tài tử hiện bị tẩy chay vì hàng loạt cáo buộc tấn công tình dục trai trẻ. Sau nhiều năm, bộ phim bị cho là lệch lạc khi để nam chính Lester có tình cảm với bạn thân của con gái. "Đó là sai trái về mặt đạo đức lẫn pháp lý khi người đàn ông 40 tuổi có ham muốn với cô gái tuổi teen. Bất kỳ người đàn ông nào cũng hiểu rõ tôi muốn nói điều gì", Roger Ebert nói về bộ phim. Ảnh: Dreamworks Pictures.

Trạch Dương

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/phim-doat-giai-oscar-bi-chi-trich-nang-ne-post1302055.html