Phơi bày sự thật cô dâu 13 tuổi gây xôn xao dư luận ở Sóc Trăng

Từ lâu pháp luật của nước Việt Nam đã quy định nữ trên 18, nam trên tuổi 20 mới được lập gia đình. Thế mà ngay giữa thanh thiên bạch nhật ở Sóc Trăng lại nổi lên vụ đám hỏi của cô dâu tuổi 13 cùng chú rể tuổi 20. Vậy đâu mới là sự thật khiến lễ đính hôn này xảy ra?

Những ngày qua cư dân mạng cùng đồng loạt xôn xao vụ cô dâu 13 tuổi ở Sóc Trăng. Theo đó, trong giấy khai sinh “cô dâu” H.T.Y.Ng (SN 6/12/2005) tức chỉ mới 12 tuổi 5 tháng, hiện đang học lớp 6 đã làm lễ đính hôn với chú rể S.N.Q (SN 1998) ngày 1,2/5/2018. Thế nhưng xung quanh vấn đề này có quá nhiều chuyện khiến em khó hiểu, em chia sẻ cho các mẹ nhé:

Hình cưới của cô dâu tuổi 13 gây xôn xao dư luận ở Sóc Trăng

Thứ nhất: Rõ ràng nhà trai biết nhà gái đã vi phạm pháp luật, vậy mà nhà trai vẫn “hùa theo” để lễ đính hôn được diễn ra vô cùng thuận lợi. Theo ông V – cho biết: "gia đình ông không có ý định cho con trai kết hôn. Tuy nhiên, gia đình của bà N đến nhà và yêu cầu phải tổ chức. Khi ông V từ chối, bà N yêu cầu ông này phải nạp tài để bà tổ chức lễ đính hôn (sính lễ gồm 1 đôi bông tai, cặp nhẫn cưới)". Vấn đề đặt ra là tại sao gia đình nhà trai lại phục tùng, để rồi vay 25 triệu làm đám hỏi, nếu nhà trai không muốn thì không ai có thể ép buộc họ, dù có bị kề dao vào cổ đi chăng nữa.

Em thấy trên mạng truyền nhau rằng "chắc là nhà chú rể lo sợ con mình đã làm “chuyện ấy” với cô bé nên mới vội vàng cho phép đính hôn như vậy". Nếu điều đó là thật thì theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, tuổi kết hôn hợp pháp đối với nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Trong trường hợp lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn thì bị xem là hành vi tảo hôn. Do đó, Ủy ban nhân dân (UBND) xã nơi hai người cư trú và tổ chức lễ đính hôn có thẩm quyền buộc chấm dứt việc tổ chức lễ đính hôn. Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định 110/2013/NĐ-CP thì UBND xã có thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lễ đính hôn này.

Sau khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà gia đình vẫn cố ý tổ chức lễ đính hôn cho hai người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức tảo hôn theo quy định tại Điều 183 Bộ luật Hình sự năm 2015 và người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.

Trong trường hợp hai người này giao cấu với nhau thì “chú rể” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015 vì "cô dâu nhí" 13 tuổi. Cụ thể, theo quy định, người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây thì bị phạt tù từ bảy đến 15 năm: Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 12 đến 20 năm: Phạm tội hai lần trở lên...

Thứ hai: Em không hiểu nổi bố mẹ của cô bé nghĩ gì sao lại đánh cược cả tương lai của con mình vào một người mới yêu chưa đầy 2 tháng, công ăn việc làm chưa ổn định. Rõ ràng cô dâu mới 13 tuổi, đang tuổi ăn tuổi lớn, chưa chắc đã biết nấu ăn, giặt giũ quần áo,… vậy mà nỡ lòng nào cha mẹ cô bé lại đẩy con vào “nước cờ” nguy hiểm đến vậy. Chưa kể còn có những tác hại về lâu về dài dưới đây:

- Về sức khỏe: Tảo hôn sẽ làm cho sức khỏe của cô bé bị ảnh hưởng, chưa kể những đứa trẻ có mẹ dưới 18 tuổi có nhiều khả năng nhẹ cân hoặc chết non hơn những đứa trẻ khác.

- Về môi trường giáo dục: Ng buộc phải kết hôn sớm chưa chắc đã được tiếp tục việc học hành, cản trở con đường sự nghiệp sau này của cô bé, khiến việc phổ cập giáo dục trở nên khó khăn.

- Về kinh tế: Tảo hôn khiến khả năng kiếm sống hoặc đóng góp về kinh tế cho gia đình là rất thấp dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ngày càng tăng cao.

- Về tinh thần: Khi kết hôn sớm Ng sẽ không được nghỉ ngơi và thư giãn, không được tham gia vui chơi, tham gia những hoạt động giải trí và được tự do tham gia các sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi….

- Về mặt xã hội: Tảo hôn có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển xã hội do ảnh hưởng của chất lượng dân số, một xã hội mà tỷ lệ người thiểu năng về thể chất, thiểu năng về trí tuệ, người tàn tật, khuyết tật lớn sẽ là gánh nặng cho xã hội.

Để mẹ nào chưa nắm được vấn đề, em xin tóm tắt ngắn gọn lại chuyện này nhé! Trước đó dù đã bị chính quyền phát hiện và vận động không nên tổ chức đám hỏi, vậy mà gia đình vẫn làm ngơ như không có gì vẫn tổ chức chuyện trăm năm cho con mình trong ngày 1 và 2.5 vừa qua. Không những không biết ngại, họ còn làm buổi lễ vô cùng long trọng với sự tham dự của rất đông bà con, họ hàng, đãi khách gần 20 mâm cơm.

Thiệp mời của cô dâu nhí 13 tuổi gây xôn xao dư luận ở Sóc Trăng

Ngay sau khi tổ chức đám hỏi, chiều ngày 4/5, khoảng 10 cán bộ xã Kế Thành đến đưa giấy mời hẹn sáng ngày hôm sau làm việc tại nhà sinh hoạt cộng đồng ấp nhưng phía gia đình cô dâu không nhận. Tại thời điểm trên, mẹ của cô dâu 13 tuổi cho rằng, không vi phạm pháp luật bởi gia đình chưa tổ chức lễ kết hôn mà chỉ mới làm lễ đính hôn. "Khoảng 4-5 năm nữa, chúng tôi mới làm lễ cưới nên không vi phạm pháp luật. Chúng tôi không làm gì sai nên không nhận giấy mời".

Mẹ của cô dâu 13 tuổi

Vụ việc trên vẫn khiến cư dân mạng xôn xao, trách móc những đứa bé suy nghĩ dại dột nông cạn 1, thì trách bố mẹ hai bên 10. Dư luận có quyền đặt câu hỏi và trách nhiệm giáo dục của gia đình này nằm ở đâu?

Nguồn Webtretho: https://webtretho.com/forum/f3950/phoi-bay-su-that-co-dau-13-tuoi-gay-xon-xao-du-luan-o-soc-trang-2661350/