Phòng chống thiên tai là mục tiêu toàn cầu

Ngày 6/10, tại TP Hạ Long, Quảng Ninh, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Họp báo giới thiệu về Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai (AMMDM) lần thứ 11.

Với chủ đề “Từ ứng phó đến hành động sớm và tăng cường chống chịu - ASEAN tiến tới mục tiêu lãnh đạo toàn cầu trong quản lý thiên tai”.

Đông Nam Á được đánh giá là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và dự báo sẽ phải đối mặt với các đợt thiên tai ngày càng gia tăng về tần suất và cường độ. Chính vì vậy, “Quản lý rủi ro thiên tai” là nội dung hợp tác được các quốc gia ASEAN chú trọng từ nhiều năm nay, thông qua nhiều công cụ và cơ chế phối hợp.

Trong đó, Việt Nam đã và đang thể hiện là một thành viên tích cực và có uy tín cao trong khối ASEAN, trong đó hợp tác ASEAN về Quản lý thiên tai là một nội dung hợp tác của ASEAN trong trụ cột Cộng đồng Văn hóa - Xã hội. Hiện, Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai là cơ quan đầu mối tham gia các cơ chế hợp tác khu vực về quản lý thiên tai.

Theo trình tự luân phiên giữa các quốc gia ASEAN, năm 2023, Việt Nam đảm nhận vị trí Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai (ACDM), chủ trì tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai (AMMDM) lần thứ 11, các phiên họp thường niên của ACDM và tổ chức các hoạt động hưởng ứng.

Đây vừa là trọng trách và cũng là cơ hội để Việt Nam chủ động dẫn dắt, nâng cao vị thế, thể hiện vai trò trong hợp tác ASEAN về Quản lý thiên tai nói riêng và trong xây dựng Cộng đồng ASEAN, quan hệ giữa ASEAN và các đối tác nói chung. Bên cạnh đó, việc đảm nhận vai trò Chủ tịch sẽ giúp Việt Nam tranh thủ kinh nghiệm, nguồn lực từ các đối tác và cộng đồng quốc tế cho công tác phòng, chống thiên tai của Việt Nam và góp phần tích cực vào việc xây dựng cộng đồng ASEAN có khả năng chống chịu với thiên tai, đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước và khu vực.

Đông Nam Á được đánh giá là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và dự báo sẽ phải đối mặt với các đợt thiên tai ngày càng gia tăng về tần suất và cường độ. Chính vì vậy, “Quản lý rủi ro thiên tai” là nội dung hợp tác được các quốc gia ASEAN chú trọng từ nhiều năm nay, thông qua nhiều công cụ và cơ chế phối hợp. Trong đó, Việt Nam đã và đang thể hiện là một thành viên tích cực và có uy tín cao trong khối ASEAN. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai) là cơ quan đầu mối tham gia các cơ chế hợp tác khu vực về quản lý thiên tai.

Ông Nguyễn Ngọc Thạch – Tổng biên tập báo Nông nghiệp phát biểu tại họp báo.

Ông Nguyễn Ngọc Thạch – Tổng biên tập báo Nông nghiệp phát biểu tại họp báo.

Đây vừa trọng trách và cũng là cơ hội để Việt Nam chủ động dẫn dắt, nâng cao vị thế, thể hiện vai trò trong hợp tác ASEAN về Quản lý thiên tai nói riêng và trong xây dựng Cộng đồng ASEAN, quan hệ giữa ASEAN và các đối tác nói chung. Đồng thời, cũng là cơ hội để Việt Nam tranh thủ kinh nghiệm, nguồn lực từ các đối tác và cộng đồng quốc tế cho công tác phòng, chống thiên tai của Việt Nam đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước và khu vực.

Đông Nam Á là một trong những khu vực dễ bị tổn thương trước thiên tai nhất trên thế giới. Theo số liệu của Ủy ban Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc về châu Á - Thái Bình Dương, các thảm họa thiên nhiên bao gồm lũ lụt, bão, nắng nóng, hạn hán, thậm chí là động đất và sóng thần, đã làm các quốc gia trong khu vực chịu thiệt hại kinh tế trung bình hàng năm lên tới 86,5 tỷ USD.

Phát biểu tại buổi họp báo ông Nguyễn Ngọc Thạch – Tổng biên tập báo Nông nghiệp cho biết “Việt Nam - đất nước của “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa” là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, thường xuyên phải chống chịu nhiều loại thiên tai, nhất là bão, lũ, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn. Suốt hơn 30 năm qua, mỗi năm trung bình thiên tai làm khoảng 400 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế khoảng 1-1,5% GDP.

Và mỗi chúng ta ngồi đây là những người thấm thía nhất những mất mát, đau thương mà thiên tai gây ra cho đất nước, cho làng quê và cho chính những người thân thương của chính mình. Trước những diễn biến ngày một cực đoan, khó lường của thiên tai, công tác phòng, chống thiên tai luôn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, cấp ủy, chính quyền các địa phương, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội quan tâm, đặc biệt là sự tham gia tích cực, trách nhiệm, hiệu quả của toàn thể nhân dân.

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11 có sự tham dự của nhiều lãnh đạo thành viên ASEAN.

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11 có sự tham dự của nhiều lãnh đạo thành viên ASEAN.

Năm 2023, với vai trò thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai, khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc đoàn kết, hưởng ứng cùng các quốc gia, các cơ quan Liên Hợp Quốc và ASEAN, các tổ chức quốc tế để thúc đẩy nhận thức toàn cầu về giảm nhẹ rủi ro thiên tai, nâng cao năng lực, ứng phó có hiệu quả hơn nữa với thiên tai, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, đời sống của nhân dân.

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11 có sự tham dự của 8 Bộ trưởng, 4 Thứ trưởng và hơn 140 đại biểu quốc tế là lãnh đạo, cán bộ các cơ quan phòng, chống thiên tai của 10 nước thành viên ASEAN, Ban Thư ký ASEAN, Trung tâm Điều phối khu vực ASEAN về hỗ trợ nhân đạo thiên tai (Trung tâm AHA), các đối tác phát triển của ASEAN (gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) và một số tổ chức quốc tế trong khu vực. Đông Timor tham dự với vai trò quan sát viên tại hội nghị.

Vĩnh Quân

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/phong-chong-thien-tai-la-muc-tieu-toan-cau.html