Phòng không tầm thấp quá tệ, Mỹ bó tay trước UAV vũ trang

Lực lượng chiến đấu mặt đất của Mỹ phải đối mặt với một thực tế, đó là họ không thể chống lại máy bay không người lái vũ trang; do các hệ thống phòng không tầm thấp, không được chú ý đầu tư từ khi chiến tranh Lạnh kết thúc.

Theo tờ Popular Mechanic của Mỹ, các nhà lập pháp Mỹ đã yêu cầu Quân đội Mỹ cung cấp tài liệu chi tiết về cách bảo vệ lực lượng thiết giáp của họ trước các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV).

Theo tờ Popular Mechanic của Mỹ, các nhà lập pháp Mỹ đã yêu cầu Quân đội Mỹ cung cấp tài liệu chi tiết về cách bảo vệ lực lượng thiết giáp của họ trước các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV).

Cụ thể, Tiểu ban Lực lượng Phòng không Chiến thuật và Lục quân muốn biết cách Quân đội Mỹ triển khai hệ thống bảo vệ phương tiện (VPS), để đảm bảo rằng, xe tăng và các phương tiện thiết giáp của quân đội Mỹ, được bảo vệ khỏi máy bay không người lái của đối phương.

Hiện tại, xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, lữ đoàn xe chiến đấu Stryker và các loại xe bọc thép khác của Quân đội Mỹ, đều thiếu hệ thống phòng thủ đặc biệt, để có thể chống lại máy bay không người lái.

Hiện nay UAV nhanh chóng trở thành "khách quen" trên chiến trường, bởi vì lực lượng nổi dậy cũng như các tổ chức vũ trang khác đã được trang bị một số lượng lớn UAV và sử dụng chúng để tấn công các loại như xe tăng chiến đấu chủ lực, xe cơ giới.

Mối đe dọa của máy bay không người lái đối với xe bọc thép chỉ mới xuất hiện gần đây. Trong những năm qua, đã có nhiều trường hợp máy bay không người lái thả chất nổ hoặc tấn công liều chết dưới hình thức Kamikaze ở Ukraine, Libya, Iraq và Syria.

Năm 2017, một cuộc tấn công bằng UAV nhằm vào kho đạn của Ukraine, đã phá hủy số vũ khí và đạn dược trị giá khoảng 1 tỷ USD. Vào tháng 1/2018, Căn cứ Không quân Khmemim của Nga ở Tây Bắc Syria, đã bị tấn công đồng thời bởi 13 UAV cánh cố định.

Cũng trong năm 2017, một máy bay không người lái của IS đã thả một quả bom nhỏ vào một chiếc xe tăng của quân đội Iraq, giết chết viên chỉ huy đứng bên ngoài cửa sập của xe.

Các UAV hiện nay có tốc độ cao và và khả năng cơ động tương đối tốt; các cuộc tấn công do IS phát động gần đây đã cho thấy, chúng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng mà không cần phá hủy phương tiện.

Chỉ cần một vài quả bom được thả vào đúng thời điểm và địa điểm, các phương tiện bọc thép có giá đắt gấp hàng trăm lần chiếc UAV tiến công có thể bị phá hủy. Tình hình càng tồi tệ hơn, khi công nghệ tấn công bằng UAV đang phát triển nhanh chóng.

Hiện nay loại UAV trực thăng bốn cánh quạt, vốn được những người đam mê UAV ưa thích, có thể dùng để thả lựu đạn hoặc đạn súng cối xuống khu vực mục tiêu với mức chính xác rất cao; nhưng các mục tiêu này nhỏ, rất khó bị bắn hạ.

Vào năm 2020, quân đội Libya sẽ sử dụng máy bay không người lái để săn lùng các mục tiêu là con người. Quân đội Israel đã sử dụng máy bay không người lái để tấn công các chiến binh ở Dải Gaza vào đầu năm nay.

Tất cả những điều này, đã làm cho các hệ thống chống UAV ngày càng trở nên phức tạp hơn và công nghệ chống UAV hiện tại có nguy cơ bị tụt hậu. Một số hệ thống phòng không UAV, do Mỹ trang bị cách đây 4 năm, có nguy cơ sắp bị loại bỏ.

Ví dụ như loại pháo phòng không cỡ nhỏ trên hệ thống phòng không Stryker, về lý thuyết nó có thể bắn hạ một số UAV, nhưng không thể ngăn chặn được đối phương tấn công bằng UAV đa hướng vào mục tiêu.

Hiện nay có các thiết bị gây nhiễu vô tuyến cầm tay và gắn trên xe, có thể làm gián đoạn tín hiệu lệnh giữa UAV và người điều khiển nó; nhưng những UAV tự hành mới, có thể không cần tín hiệu điều khiển, vẫn có thể tấn công mục tiêu nhờ các cảm biến khóa mục tiêu.

Tất cả những vấn đề trên, tạo nên một thực tế đó là quân đội Mỹ đã tụt hậu trong việc đối phó với các mối đe dọa từ UAV vũ trang. Mặc dù đơn vị xe thiết giáp Stryker đang được trang bị các hệ thống phòng không tầm thấp mới, nhưng các đơn vị sử dụng xe tăng Abrams và xe chiến đấu bộ binh Bradley lại thiếu các hệ thống phòng thủ UAV chuyên dụng.

Không hề xem nhẹ mối đe dọa của các loại UAV trên chiến trường hiện nay, Quân đội Mỹ đang nỗ lực bổ sung các hệ thống bảo vệ tích cực cho lực lượng thiết giáp của họ, vì chúng có thể chống lại các loại tên lửa chống tăng. Tuy nhiên những nỗ lực này hiện không được suôn sẻ cho lắm.

Một vũ khí phòng thủ lý tưởng của quân đội có thể là vũ khí vi ba, có thể bao phủ một khu vực rộng và có thể bắn hạ nhiều UAV cùng một lúc. Tuy nhiên, các lực lượng thiện chiến gần đó có thể không hoan nghênh hệ thống phòng thủ này, vì bức xạ vi ba có thể đánh trúng họ.

Hiện tại, cách hiệu quả nhất để xe tăng Mỹ chống lại UAV là tìm ra vị trí con người điều khiển UAV và dùng sức mạnh "san bằng" chúng trên mặt đất. Mà chỉ có như vậy, mối đe dọa từ máy bay không người lái mới được giải quyết triệt để. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thiết giáp Striker của Mỹ là loại phương tiện bọc thép có khả năng tùy biến cao nhất, giúp lực lượng này có thể phát triển thành nhiều loại vũ khí khác nhau ngay khi cần. Nguồn: USarmy.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/phong-khong-tam-thap-qua-te-my-bo-tay-truoc-uav-vu-trang-1594622.html