Phong thủy trong ngôi nhà

Ánh đèn có hiệu quả phong thủy thế nào?

Đèn trong ngũ hành thuộc “hỏa”, bản thân phát ra ánh sáng và sinh nhiệt. Nếu dùng “hỏa” để hóa sát hay thúc đẩy phong thủy, đèn có thể đạt được hiệu quả. Hướng Tây Nam và Đông Bắc thuộc “thổ”, do đó có thể dùng “hỏa” của đèn để mang lại sự hưng thịnh cho tài khí, lắp một bóng đèn tường ở vị trí đó là được, chỉ cần mỗi lần ra vào cửa, mở đèn ở hướng này.

Đèn treo: Thích hợp trong phòng khách, có thể đem lại cảm giác phấn chấn cho mọi người.

Đèn tường: Thích hợp trong phòng ngủ, có sự ấm áp.

Đèn trần: Thích hợp để đặt trong phòng ngủ. Đèn trần cũng thường sử dụng ở phòng khách, nhiều màu nhiều tầng, có thể đặt cạnh sofa.

Sân nhà thích hợp trồng những loài thực vật nào?

Thực vật trồng trong sân nhà có công dụng phong thủy vô cùng đặc biệt đối với căn nhà. Vì thực vật có sức sống mãnh liệt, phần lớn trồng cây trong sân nhà để có được môi trường tươi mới, tràn đầy sinh khí, giảm bớt bức xạ và tĩnh điện do các thiết bị điện trong nhà sinh ra. Bên cạnh đó, thông qua tác dụng quang hợp của thực vật, nhả ra dưỡng khí, cung cấp bầu không khí trong lành cho căn nhà. Dưới đây là 13 loài thực vật thích hợp trồng trong sân nhà.

Cây táo ta: Trồng cây táo trong sân, có ý nghĩa như cây thảo quý tử, mọi việc đều đi trước người khác một bước.

Cây đa: Bản thân loài cây này mang hàm ý “năng lượng cực đại, cứng cáp như thép”, có ý nghĩa động viên con người trong việc tự bảo vệ mình.

Cây keo: Gỗ cây keo rất cứng, có thể dùng làm cây xanh lấy bóng mát và trồng ở đường đi, trong phong thủy đại diện cho “lộc”. Triều đình phong kiến xưa có loại tam keo cửu cột, khi các công thần ngồi, đối diện với tam keo là tam công. Vì thế, trong các loài cây, cây keo có vị thế tương đối cao, trồng cây keo sẽ tăng thêm uy tín cho gia chủ.

Cây thường xuân: Đây là cây trường thọ, trong phong thủy nó có tác dụng cầu thọ.

Linh chi: Tính ôn hòa vị ngọt, có ích cho tinh khí, giúp gân cốt khỏe mạnh, còn có thể dùng làm cây cảnh, cũng là loài cây trường thọ. Từ xưa đến nay nó vẫn được xem là cây may mắn.

Cây quế: Tương truyền rằng trên cung trăng có cây quế, vỏ cây quế có thể dùng làm thuốc, có tác dụng phòng ngừa gió độc. Hoa quế tượng trưng cho sự cao quý, mỗi khi đến mùa hạ, mùi hương của hoa quế lan tỏa bốn phương, giúp thanh lọc không khí.

Nho: Nho là loài dây leo, tượng trưng cho sự thân mật, thời xưa có truyền thuyết thất tịch tương ngộ dưới giàn nho.

Cây cọ: Có giá trị làm cảnh, trong phong thủy có tác dụng sinh tài hộ phú.

Hải đường: Khi hoa Hải đường nở sẽ mang lại ý nghĩa phú quý đầy nhà, cũng tượng trưng cho tình cảm anh em hòa thuận, vui vẻ.

Cây lựu: Vì quả lựu rất nhiều hạt, nên nó bao hàm ý nghĩa đa tử đa phúc, mang theo phú quý.

Cây quýt: Còn gọi cây quất, tượng trưng cho sự cát tường, màu sắc và sự sum xuê của quả quất tượng trưng cho tài lộc và niềm vui. Chậu quất là vật phẩm trang trí quan trọng trong những ngày tết. Lá của nó có công dụng trị xơ gan, trừ tà.

Hoa mai: Mai là loài cây có sức sống mạnh mẽ trên mọi loại đất. Hoa mai đại diện cho sự thanh cao và phú quý. Hoa năm cánh của cây mai còn có ý nghĩa “mai khai ngũ phúc”, có tác dụng mang đến phúc khí cho gia đình.

Trúc: Tượng trưng cho những ước vọng thanh cao, không sợ gió từ bốn hướng thổi đến, có thể làm rừng phòng hộ phong thủy trong gia đình.

Những lưu ý khi dùng màu sắc trang trí phòng làm việc

Cách trang trí phòng làm việc phải tạo ra môi trường yên tĩnh thích hợp, vì vậy nên chọn những màu sắc trong sáng, nhẹ nhàng và nhạt.

Đầu tiên nên chọn màu xanh lam nhạt, xanh lục nhạt, bởi sách thuộc tính Mộc, Văn Xương cũng thuộc Mộc, những màu sắc này tương sinh với Mộc, phù hợp với thuộc tính của phòng làm việc.

Những đồ nội thất trong phòng làm việc nên chọn màu đậm, như màu hạt dẻ, màu nâu và những màu sắc mang lại cảm giác vững chắc, sẽ giúp ích cho tư duy.

Thạch Kiều Thanh

Nguồn SGĐT: http://saigondautu.com.vn/bat-dong-san/phong-thuy-trong-ngoi-nha-67395.html