Phúc đáp bài báo 'Học sinh Trường Phan Bội Châu nhận xét về đề thi lớp 5'

Báo Nghệ An điện tử có bài 'Học sinh Trường Phan Bội Châu nhận xét về đề thi lớp 5 ở thành Phố Vinh' trong đó tác giả nhấn mạnh 'Không nhất thiết kỳ thi nào cũng cần phải nặng nề rằng học sinh phải đạt được điểm số 9,10. Nếu vậy, chúng ta sẽ gieo vào suy nghĩ của trẻ những bước khởi đầu của bệnh thành tích'.3. Tác giả nhận định 'Như vậy chúng ta có thể thấy đề thi hoàn toàn có thể làm theo kiến thức học sinh lớp 5 và hoàn toàn phù hợp, bởi theo thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016'. Trong khi đó chính bản thân Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Vinh đã tự nhận thiếu sót ' đề kiểm tra theo ma trận, đề kiểm tra môn Toán lớp 5 còn khó (câu 9b, câu 10) so với yêu cầu của đề kiểm tra định kỳ và đại trà.An ThanhTIN LIÊN QUANHọc sinh Trường Phan Bội Châu nhận xét về đề thi lớp 5 ở thành Phố VinhNghệ An báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo vụ đề thi lớp 5 quá khóVụ đề thi lớp 5: Phòng Giáo dục TP Vinh 'nghiêm túc rút kinh nghiệm'Thành phố Vinh chưa nhận được phản hồi về đề thi lớp 5 của phụ huynh

Báo Nghệ An điện tử có bài “H trong đó tác giả nhấn mạnh “Không nhất thiết kỳ thi nào cũng cần phải nặng nề rằng học sinh phải đạt được điểm số 9,10. Nếu vậy, chúng ta sẽ gieo vào suy nghĩ của trẻ những bước khởi đầu của bệnh thành tích”.

Tôi là một cựu học sinh Phan Bội Châu khóa 11 lại có quan điểm khác.

Trước hết, phải nói rằng học sinh Lê Quang Quân (Lớp A1K44 trường THPT Chuyên Phan Bội Châu) đã rất quan tâm đến giáo dục thành phố và mạnh dạn trao đổi bằng một bài viết công phu. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin trao đổi lại với tác giả điều mà các phụ huynh và học sinh quan tâm không gói gọn và chỉ như góc nhìn của học sinh Quân:

Học sinh tiểu học TP Vinh tham gia ngày hội "Giao lưu học sinh tiểu học" . Ảnh tư liệu.

Học sinh tiểu học TP Vinh tham gia ngày hội "Giao lưu học sinh tiểu học" . Ảnh tư liệu.

1.Trách nhiệm ra đề: Theo khoản b, điều 15 Thông tư 22/2016/TT – BGDĐT “ Đối với học sinh lớp 5: tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định kì cuối năm học cho cả khối; tổ chức coi, chấm bài kiểm tra có sự tham gia của giáo viên trường trung học cơ sở trên cùng địa bàn; giáo viên chủ nhiệm hoàn thiện hồ sơ đánh giá học sinh, bàn giao cho nhà trường”. Như vậy việc Phòng giáo dục và Đào tạo TP Vinh ra đề là trái với chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Việc này Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An trong báo cáo gửi Bô đã khẳng định: Việc ra đề kiểm tra khối lớp 5 của Phòng Giáo dục và Đào tạo chưa đúng với quy định của Thông tư 22/2016/TT – BGDĐT. Trong đợt kiểm tra cuối học kỳ II, thành phố Vinh là đơn vị duy nhất trong toàn tỉnh không thực hiện đúng theo chỉ đạo của sở.

Theo chúng tôi được biết, cũng là Phòng giáo dục và Đào tạo duy nhất trong cả nước dành lấy phần ra đề. Việc này đã dấy lên một dư luận không hay, cho rằng Phòng ra đề khó để làm được bài thì học sinh phải đi học thêm (?!).

2. Đề quá dài và quá tải. Tác giả bài viết nhận định “Nhìn nhận một cách khách quan về việc này, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định mặc dù khó nhưng đề thi hoàn toàn phù hợp và hợp lý với mục tiêu phân hóa học sinh.

Câu 9, 10 trong đề thi học kỳ 2 lớp 5. Ảnh tư liệu.

Đối với câu 9 và câu 10 là hai câu được cho là khó và không hợp lý, học sinh hoàn toàn có thể xử lý theo những kỹ năng và kiến thức được học nâng cao hay trong những tài liệu tham khảo. Riêng đối với câu 10, mặc dù là một câu hỏi khó nhưng kỹ năng và kiến thức vẫn hoàn toàn nằm trong chương trình của học sinh lớp 5”.

Có lẽ học sinh Quang Quân quên rằng đây là đề thi cho đại trà học sinh lớp 5, không thể “học sinh hoàn toàn có thể xử lý theo những kỹ năng và kiến thức được học nâng cao hay trong những tài liệu tham khảo”.

Nhận định của tác giả “Riêng đối với câu 10, mặc dù là một câu hỏi khó nhưng kỹ năng và kiến thức vẫn hoàn toàn nằm trong chương trình của học sinh lớp 5” là cảm tính. Điều này đã được các chuyên viên Phòng Tiểu học của Sở Giáo dục và Đào Tào Nghệ An khẳng định “đề kiểm tra môn Toán là quá dài, quá tải so với chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định của chương trình, nhất là câu 9b và câu 10”.

Nếu tác giả vẫn khẳng định “nằm trong chương trình của học sinh lớp 5” thì xin chỉ rõ thuộc tuần học thứ mấy? Chưa kể tác giả còn quên mất 1 thông số quan trọng là thời gian làm bài chỉ gói gọn 40 phút cho 10 câu.

Giờ học của học sinh Trường Tiểu học Hưng Bình, thành phố Vinh. Ảnh tư liệu.

3. Tác giả nhận định “Như vậy chúng ta có thể thấy đề thi hoàn toàn có thể làm theo kiến thức học sinh lớp 5 và hoàn toàn phù hợp, bởi theo thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016”. Trong khi đó chính bản thân Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Vinh đã tự nhận thiếu sót “ đề kiểm tra theo ma trận, đề kiểm tra môn Toán lớp 5 còn khó (câu 9b, câu 10) so với yêu cầu của đề kiểm tra định kỳ và đại trà.

Trước sự việc này, Phòng giáo dục và Đào tạo Thành phố Vinh nghiêm túc rút kinh nghiệm trong tổ chức và chỉ đạo kiểm tra định kỳ cuối năm lớp 5 sát đúng với thực tế của thành phố hơn.” Chúng tôi tôn trọng ý kiến tác giả nhưng nhận định trên có đúng với thực tế và những báo cáo đánh giá, kiểm điểm của Phòng giáo dục và đạo tạo cũng như Sở giáo dục và đào tạo thì người đọc sẽ tự đưa câu trả lời.

Không hiểu dựa vào đâu mà tác giả đưa ra nhận định “Không nhất thiết kỳ thi nào cũng cần phải nặng nề rằng học sinh phải đạt được điểm số 9,10. Nếu cứ như vậy, chúng ta sẽ gieo vào suy nghĩ của trẻ những bước khởi đầu của bệnh thành tích”.

Trước hết, nói lại cho tác giả rõ, chưa có phụ huynh và học sinh thành phố Vinh nào phát biểu là “phải đạt được điểm số 9,10” (dù có 240 đạt điểm 9). Người ta chỉ hỏi: Tại sao Phòng lại tự ý dành lấy quyền ra đề trái với Thông tư 22/2016/TT – BGDĐT và Công văn Số: 808 /SGD&ĐT - GDTH V/v "Hướng dẫn KTĐK, xét lên lớp, hoàn thành chương trình tiểu học bàn giao chất lượng và tuyển sinh lớp 1" của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An? Nội dung đề Toán đã bám vào chương trình học của học sinh lớp 5 chưa?

Việc không có điểm 10 là hệ quả của việc đề thi “quá dài và quá tải” đúng như nhận định của Phó giám đốc Sở Thái Huy Vinh. Xin nói lại cho rõ, trẻ em không cần bệnh thành tích, việc 1 địa danh đất học như thành phố Vinh mà 4.459 học sinh không ai giải trọn vẹn đề thi là trách nhiệm của người lớn.

Nếu người lớn đã sai mà còn bao biện thì sẽ tiếp tục còn nhiều sai lầm nối tiếp sai lầm.

An Thanh

K11 Toán, PBC

TIN LIÊN QUAN

Nguồn Nghệ An: http://baonghean.vn/giao-duc-khoa-hoc/201705/phuc-dap-bai-bao-hoc-sinh-truong-phan-boi-chau-nhan-xet-ve-de-thi-lop-5-2812124/