Phương án '4 tại chỗ' khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ

Mưa lũ xảy ra tại các tỉnh Tây Bắc từ ngày 23- ngày 27/6/2018 đã gây ra những hậu quả nặng nề đối với các địa phương trong vùng. Theo báo cáo nhanh từ các địa phương thì tính đến ngày 27/6 đã có 19 người chết, 11 người mất tích và 12 người bị thương bởi mưa lũ, tổng giá trị thiệt hại ước tỉnh khoảng 450 tỷ đồng. Sức tàn phá của cơn lũ lịch sử đã quét mọi công sức của người dân Tây Bắc, để lại đống đổ nát, hoang tàn và nguy cơ môi trường ô nhiễm nơi cơn lũ đi qua. Ngay sau cơn lũ xảy ra, ngày 26/6, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tháp tùng Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đến Lai Châu để trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau lũ.Mưa lũ xảy ra tại các tỉnh Tây Bắc từ ngày 23- ngày 27/6/2018 đã gây ra những hậu quả nặng nề đối với các địa phương trong vùng. Theo báo cáo nhanh từ các địa phương thì tính đến ngày 27/6 đã có 19 người chết, 11 người mất tích và 12 người bị thương bởi mưa lũ, tổng giá trị thiệt hại ước tỉnh khoảng 450 tỷ đồng. Sức tàn phá của cơn lũ lịch sử đã quét mọi công sức của người dân Tây Bắc, để lại đống đổ nát, hoang tàn và nguy cơ môi trường ô nhiễm nơi cơn lũ đi qua. Ngay sau cơn lũ xảy ra, ngày 26/6, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tháp tùng Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đến Lai Châu để trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau lũ.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau lũ tại Lai Châu

Tại tỉnh Lai Châu, nơi bị thiệt hại nặng nề nhất bởi trận mưa lũ lịch sử, số người thương vong và thiệt hại về tài sản vẫn không ngừng tăng từng ngày. Ngay sau khi xảy ra lũ ống, lũ quét Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Lai Châu đã trực tiếp đi kiểm tra hiện trường những nơi xảy ra thiên tai và chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ, đồng thời tuyên truyền, cảnh báo người dân các biện pháp phòng chống thiên tai; kiên quyết không vớt tài sản, gỗ củi, bắt cá ven sông suối và khẩn trương di dời khỏi vùng nguy cơ sạt lở. Chính quyền địa phương cũng huy động mọi lực lượng như công an, quân đội tăng cường tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ kịp thời các hộ gia đình bị thiệt hại, nhất là các gia đình có người chết, mất tích và bị thương, rà soát và tổ chức sơ tán khẩn cấp các hộ dân ở những vị trí có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.

Tại hiện trường thảm khốc của rốn lũ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chia sẻ với những khó khăn, mất mát của chính quyền và nhân dân các dân tộc địa phương, nơi bị thiệt hại nặng nề nhất trong đợt thiên tai vừa qua. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, hiện nay mới là đầu mùa mưa lũ, thời gian tới, thiên tai còn diễn biến phức tạp, khó lường, cần phải nhanh chóng khắc phục hậu quả đợt mưa lũ vừa qua, chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai.

Theo lãnh đạo tỉnh Lai Châu, từ sau cơn lũ lịch sử năm 1990 thì đây là cơn lũ thảm khốc có sức tàn phá gây thiệt hại, mất mát lớn về người và tài sản đối với một tỉnh nghèo như Lai Châu, khiến cho công tác khắc phục hậu quả lại càng khó khăn. Lai Châu cũng đề nghị Chính phủ cần hỗ trợ địa phương trong công tác khắc phục hậu quả, ứng phó với mưa lũ, đồng thời mong muốn công tác dự báo và cảnh báo thiên tai sẽ sớm và chính xác. Cùng đi với Đoàn công tác của Phó Thủ tướng, ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn cho biết: “Từ năm 2003 đến giờ chúng ta mới gặp lại một trận mưa lớn như thế này và thời điểm cuối tháng 6 mà lượng mưa 300 – 400mm là chưa từng gặp, đây cũng là biểu hiện rất rõ của biến đổi khí hậu. Cho đến thời điểm này thì mưa đang có dấu hiệu dịch chuyển ra các tỉnh khu vực Đông Bắc, và phía Tây Bắc thì vẫn còn mưa nhưng mưa lớn đang giảm dần và sẽ giảm đến cuối tuần có thể hết hẳn đợt mưa này”.

Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết còn đang diễn biến phức tạp, hệ thống giao thông bị chia cắt thì chính quyền và nhân dân các địa phương bị lũ đã và đang nỗ lực bằng chính nội lực của mình. Hầu hết lãnh đạo các cấp chính quyền của các tỉnh miền núi phía Bắc đã trực tiếp xuống hiện trường, khẩn trương khắc phục các thiệt hại do mưa lũ gây ra theo phương châm “4 tại chỗ”: huy động mọi lực lượng tìm kiếm người mất tích; kiểm tra, rà soát, thực hiện di dời khẩn cấp đối với các hộ có nguy cơ bị sạt lở, lũ quét đến nơi an toàn; khắc phục các điểm sạt lở, ách tắc giao thông; theo dõi sát tình hình diễn biến thời tiết, sẵn sàng triển khai các biện pháp ứng phó khi xảy ra thiên tai.

Nguồn TNMT: http://baotainguyenmoitruong.vn/moi-truong/phuong-an-4-tai-cho-khac-phuc-nhanh-hau-qua-mua-lu-1255092.html