Phương pháp phòng trị bệnh lở cổ rễ ở cây cà chua

Vali 5SL, Bonny 4SL và Zianum 1.00WP là 3 loại thuốc có tính hiệu quả cao trong việc phòng trị bệnh lở cổ rễ ở cây cà chua, được nhiều nông dân tin dùng.

Cà chua là loại cây trồng phổ biến ở Việt Nam

Cà chua là loại cây trồng phổ biến ở Việt Nam

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm nên tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là môi trường phát sinh của nhiều loại dịch hại cây trồng, gây thiệt hại kinh tế.

Trong đó, bệnh hại cây do nấm gây ra có số lượng lớn nhất so với các loài vi sinh vật gây bệnh khác, nhất là những loại cây trồng cạn như cây họ cà, điển hình là cà chua.

Một trong những loại bệnh phổ biến trên cây cà chua hiện nay là bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra, có thể làm giảm tới 60% năng suất cây trồng.

Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, nhưng gây thiệt hại chủ yếu cho cây con trong vườn ươm đến 1 tháng sau khi trồng nên còn có tên gọi khác là bệnh chết cây non.

Vết bệnh ban đầu là những đốm đen ở cổ rễ sau đó lan dần làm cổ rễ chỗ gần mặt đất tóp lại, màu nâu, thối, cây ngã gục trong khi lá non vẫn còn xanh, sau vài ngày cây khô héo. Gốc cây bệnh thường có lớp sợi nấm trắng vào buổi sáng sớm, đôi khi thấy hạch nấm màu nâu đen.

Nấm phát triển trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, nhiệt độ thích hợp 23 – 26 độ C. Bệnh lưu tồn trong tàn dư cây bị bệnh và trong đất dạng hạch nấm và sợi nấm; hạch nấm có thể sống trong nước hàng năm, gặp điều kiện thuận lợi hạch nấm nảy mầm gây bệnh cây trồng, lây lan qua nước, đất trồng, cây con.

Về biện pháp phòng trừ, bà con cần chọn nơi đất tốt, cao ráo, sử dụng phân chuồng đã được ủ hoai mục để làm vườn ươm; cày ải phơi đất, khử trùng đất bằng vôi bột (100kg/1.000m2), bón phân hữu cơ hoai mục trước khi trồng.

Để giảm độ ẩm và hạn chế nấm bệnh phát sinh cho cây trồng, bà con cần lên luống cao, có rãnh thoát nước tốt; trồng đúng mật độ, khoảng cách nhằm tạo độ thông thoáng.

Bên cạnh đó, bà con cần thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện, nhổ bỏ và tiêu hủy cây bị bệnh, tránh lây lan sang diện rộng. Trong quá trình chăm sóc, cần chú ý tránh gây vết thương cho cây vì đó cũng chính là các “đầu mối” gây bệnh.

3 loại thuốc phòng trị bệnh hiệu quả

Về biện pháp hóa học, bà con có thể sử dụng một trong các loại thuốc Vali 5SL, Bonny 4SL và Zianum 1.00WP của Công ty Cổ phần Nông dược HAI để phòng trừ bằng cách phun vào thân hoặc tưới gốc cây con để phòng bệnh hoặc khi bệnh chớm xuất hiện. Hàm lượng sử dụng đối với 3 loại thuốc này như sau:

Vali 5SL: pha 25 ml/10 lít nước

Bonny 4SL: pha 20 ml/10 lít nước

Zianum 1.00WP: pha 35-50g/ 10 lít nước

Ngoài cà chua, bệnh còn gây hại trên nhiều loại cây trồng khác như cây họ cà, rau, đậu, ớt, bầu bí, khoai tây… nên bà con có thể áp dụng chung những loại thuốc này cho các loại cây.

Hải Tiệp

Nguồn Người Làm Báo: http://nguoilambao.vn/phuong-phap-phong-tri-benh-lo-co-re-o-cay-ca-chua-n15858.html