Phương Tây không thể cô lập dầu mỏ của Nga chỉ bằng 'một nét bút chính trị'

Áp giá trần đối với dầu mỏ Nga không mang lại hiệu quả như phương Tây mong muốn, thậm chí còn khiến chính họ gặp nhiều rắc rối.

Áp giá trần từng được phương Tây cho là cách thức hữu hiệu nhất để dầu mỏ Nga không thể mang lại lợi ích kinh tế cho Moskva, nhưng toan tính của các chính trị gia EU có vẻ chưa chính xác.

Áp giá trần từng được phương Tây cho là cách thức hữu hiệu nhất để dầu mỏ Nga không thể mang lại lợi ích kinh tế cho Moskva, nhưng toan tính của các chính trị gia EU có vẻ chưa chính xác.

Sau một năm cố gắng giảm nguồn thu của Nga từ việc xuất khẩu dầu mỏ, Liên minh châu Âu bắt đầu nhận ra rằng điều này không thể đạt được chỉ bằng một nét bút chính trị.

Trên thực tế, những gì diễn ra cho thấy dù đã xa rời Moskva về mặt địa chính trị, nhưng cả thế giới vẫn giữ mối liên hệ chặt chẽ với Liên bang Nga, khi cần nguồn nguyên liệu thô và hoạt động kinh tế của nước này, nhà báo Irina Slav của tờ Oilprice đưa ra nhận xét.

Gần đây, các đại diện của "liên minh chống Nga" phải "giật mình" khi những biện pháp trừng phạt đang quay lại tấn công chính họ, bởi vậy phương Tây đang sốt sắng tìm cách vượt qua hạn chế do chính mình đặt ra.

Và như chuyên gia phân tích của tờ OilPrice cho biết, khi thực hiện bước đi trên, phương Tây ngay lập tức rơi vào cái bẫy giá trần đối với dầu mỏ của Nga mà họ chính là "tác giả".

Các nhà hoạch định chính sách phương Tây chua chát thừa nhận sự thật đó là giá dầu của Nga vẫn được cố định theo giá thế giới, và khi giá toàn cầu phục hồi, giá trị nguyên liệu thô của Nga cũng sẽ như vậy

Ý kiến nói trên đã được Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch của Phần Lan cảnh báo và thu hút sự quan tâm lớn từ giới truyền thông trên khắp hành tinh.

Nói cách khác, nhu cầu dầu trên toàn cầu, đặc biệt là ở châu Á chưa thể co giãn đến mức không có biện pháp trừng phạt nào đủ sức làm suy yếu nó. Các luồng vận tải đang được chuyển hướng, nhưng không bị dừng.

Mặt khác, có vẻ như bằng cách giảm giá trên thị trường năng lượng chính thức của phương Tây, các thương nhân đủ khả năng tác động đến việc không tuân thủ giá trần.

Điều này đúng, mặc dù trong trường hợp cụ thể như hiện tại, ngành công nghiệp khai thác của Mỹ và các nhà cung cấp phương Tây đang đối diện tình trạng suy giảm, điều này trên thực tế đã xảy ra.

Số lượng giàn khoan ở Mỹ đang giảm với tốc độ kỷ lục, đe dọa toàn bộ ngành công nghiệp. Và do sự liên kết giữa báo giá khí đốt theo hợp đồng dài hạn với chỉ số dầu mỏ, giá nhiên liệu xanh cũng giảm. Điều này gây nguy hiểm không chỉ cho dầu mỏ mà còn cả khí tự nhiên (LNG).

Nói cách khác, để cứu vãn ngành công nghiệp của mình, phương Tây phải bằng mọi cách tăng giá thành dầu khí trên thị trường, cân bằng giữa mức sinh lời và nhu cầu.

Nhưng sau đó, Moskva cũng sẽ có nhiều thu nhập hơn, chưa kể đến việc Brussels và Washington đang bị Nga qua mặt bằng cách liên tục lách lệnh cấm vận về trần giá "ngay dưới mũi" của họ.

Không có cách nào thoát khỏi cái bẫy hay nghịch lý vòng tròn này. Kể từ khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga đã thâm nhập quá sâu vào kết cấu kinh tế vĩ mô, đó là lý do tại sao không thể cô lập họ chỉ bằng ý chí chính trị, cho dù hành động có thể mạnh và quyết liệt đến đâu.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/phuong-tay-khong-the-co-lap-dau-mo-cua-nga-chi-bang-mot-net-but-chinh-tri-post541497.antd