Phương Tây và Mỹ sẽ ra sao khi Nga hỗ trợ Scotland 'thoát' Anh?

Đảng Quốc gia Scotland đang có kế hoạch tổ chức cuộc trưng cầu dân ý lần thứ 2 để dọn đường cho việc Scotland 'thoát' Anh và nhiều khả năng sẽ 'nhờ' Nga hỗ trợ kế hoạch này. Phương Tây và Mỹ sẽ như thế nào nếu điều này xảy ra?

Theo báo cáo của hãng thông tấn Tass Nga ngày 19/12, vừa qua nhà lãnh đạo đảng Bảo thủ Boris Johnson đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử của Anh. Đây là cuộc tổng tuyển cử được tổ chức trước thời hạn, sau khi tiến trình Brexit trong hơn 3 năm qua đẩy Vương quốc Anh vào một cuộc khủng hoảng chính trị toàn diện và một tình thế chính trị bế tắc khi không lực lượng nào, dù là đảng Bảo thủ cầm quyền của Thủ tướng Boris Johnson hay các đảng đối lập, có thể lập nên một đa số tại Nghị viện Anh để đưa ra quyết định cuối cùng về việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Sau khi giành chiến thắng, ông Boris Johnson sẽ nhanh chóng cải tổ Nội các và một số nhà lập pháp ủng hộ ông sẽ giữ các chức vụ quan trọng trong Nội các mới. Vấn đề cấp thiết hàng đầu đặt ra cho Nội các mới của ông Johnson chính là việc Scotland đòi độc lập. Đối với việc Scotland tiến hành trưng cầu dân ý rời khỏi Vương quốc Anh, ông Boris Johnson hôm 13/12 đã tuyên bố rằng, ông kiên quyết phản đối cuộc trưng cầu dân ý độc lập của Scotland. Tuy nhiên, việc Scotland độc lập đã giành được sự ủng hộ từ nhiều người dân, đáng chú ý, một số cường quốc phương Đông cũng nhiệt tình ủng hộ vấn đề này, đây là điều mà các nước phương Tây “đứng ngồi không yên”.

Việc Scotland độc lập đã giành được sự ủng hộ từ nhiều người dân và một số cường quốc phương Đông. Nguồn: Sohu.

Việc Scotland độc lập đã giành được sự ủng hộ từ nhiều người dân và một số cường quốc phương Đông. Nguồn: Sohu.

Được biết, Brexit và Scotland thoát ly khỏi Anh gần như xảy ra cùng một lúc, nhưng yêu cầu của Scotland đã bị cự tuyệt một cách gay gắt. Trong cuộc bầu cử ở Anh, đảng Quốc gia Scotland (SNP) đã giành được thắng lợi lớn, Chủ tịch của Đảng này nhấn mạnh, hy vọng sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai về việc độc lập của Scotland. Sau khi thay đổi nhân sự, có 48/59 ghế Nghị sỹ ở Scotland ủng hộ Scotland vẫn ở EU, điều này cho thấy đại đa số người Scotland muốn ở lại EU, điều này đi ngược với chính sách của Anh.

Đảng SNP - những người muốn độc lập, hy vọng sẽ nắm bắt cơ hội này, để tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý một lần nữa để có được cơ hội độc lập. Năm 2014, Scotland đã tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề này, kết quả là, 55,3% dân số phản đối độc lập. Hiện nay, SNP tiếp tục yêu cầu Chính phủ Anh đồng ý để Scotland tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý lần thứ 2, tuy nhiên đề nghị này đã bị ông Johnson từ chối một cách dứt khoát.

Điều đáng chú ý là, trong kế hoạch tổ chức trưng cầu dân ý lần thứ 2 này của Scotland nhiều khả năng sẽ xuất hiện một “biến số”, theo nguồn tin giấu tên của SNP, những người đứng đầu SNP đang chủ trương tăng cường hợp tác với Nga, với hy vọng Nga có thể hỗ trợ cho Scotland ở Liên hợp quốc, đồng thời cũng cung cấp cho Scotland những “vật tư” chủ yếu để tiến hành kế hoạch “thoát Anh”.

Đảng Quốc gia Scotland có kế hoạch tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý lần thứ 2 và nhiều khả năng sẽ "nhờ" Nga hỗ trợ. Nguồn: Sohu.

Thời gian qua, người Scotland vì vấn đề độc lập của mình mà đã cố gắng rất nhiều, thậm chí không ít tổ chức cực đoan đã tiến hành các hành động tấn công khủng bố. Những người dân ủng hộ độc lập thì đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình, tuần hành quy mô lớn ở nhiều tuyến đường. Scotland hy vọng với sự hỗ trợ của Nga, Scotland có thể đạt được nhiều thuận lợi ở Liên hợp quốc, từ đó mở đường cho kế hoạch độc lập.

Đặc biệt, nguồn tin còn cho biết, nếu như đại đa số người dân ủng hộ Scotland “thoát Anh” mà Chính phủ Anh không đồng ý, trong tình huống xấu nhất, không loại trừ khả năng Scotland xin viện trợ vũ khí từ Nga để tiến hành đấu tranh vũ trang. Scotland mặc dù bây giờ là một phần rất quan trọng của Anh, nhưng trong lịch sử, đây là một quốc gia độc lập. Sau khi Anh chiếm đóng, nước này đã phát động hai cuộc chiến tranh giành độc lập quy mô lớn, nhưng cả hai đều thất bại.

Giới phân tích cho rằng, nếu Nga thực sự can thiệp vào vấn đề “thoát Anh” của Scotland thì đây sẽ là một “đòn đau” của Nga giáng vào Chính phủ ông Johnson cũng như toàn bộ các nước phương Tây và Mỹ. Từ trước tới nay, phương Tây cùng với Mỹ luôn can thiệp vào tình hình nội bộ nước khác, việc Nga can thiệp vào vấn đề “thoát Anh” của Scotland sẽ làm các nước phương Tây như “ngồi trên đống lửa”.

Nếu Nga can dự vào vấn đề Scotland "thoát" Anh thì đây sẽ là "đòn hiểm" của ông Putin đối với Mỹ và phương Tây. Nguồn: Sohu.

Trong một thời gian dài, phương Tây đã hỗ trợ các cái gọi là “dân chủ và tự do” ở nhiều khu vực, trong đó chủ yếu khuyến khích người dân ở các quốc gia khác “đứng lên đòi độc lập”, MI6 của Anh và CIA của Mỹ là 2 tổ chức thường xuyên tham gia vào các hoạt động “kêu gọi” người dân đứng lên đòi dân chủ. Mới đây nhất, 2 tổ chức này cũng trong “bóng tối” tham gia vào tình hình biểu tình ở Iran làm đất nước này chịu nhiều thiệt hại nặng nề.

Nếu như Nga cũng áp dụng các biện pháp tương tự của Anh và Mỹ để hỗ trợ Scotland độc lập thì khó có thể tưởng tượng được tình hình các nước phương Tây sẽ ra sao khi nội bộ các quốc gia này vốn đã và đang mâu thuẫn trong nhiều vấn đề. Sau tất cả, nếu Scotland với sự hỗ trợ của Nga thành công ly khai, không có điều gì có thể đảm bảo được sẽ có hay không nhiều quốc gia phương Tây hơn nữa học theo Scotland.

Đức Trí (lược dịch)

Từ khóa: Nga Scotland Anh Phương Tây Mỹ Boris Johnson Liên minh châu Âu SNP EU MI6 CIA

Nguồn Infonet: https://infonet.vn/phuong-tay-va-my-se-ra-sao-khi-nga-ho-tro-scotland-thoat-anh-post326117.info