Poseidon có thể buộc Mỹ ký Hiệp ước INF-2

Sự hoạt động ngày càng tăng của các tàu ngầm Nga khiến NATO và Hoa Kỳ lo lắng, đặc biệt là sự xuất hiện của tàu ngầm Belgorod với ngư lôi Poseidon.

NATO và Hoa Kỳ ngày càng lo lắng về hoạt động của tàu ngầm Nga ở biển Na Uy và Bắc Đại Tây Dương. Theo đại diện của liên minh, Nga hiện có 10 tàu ngầm ở khu vực này, 8 tàu ngầm trong số đó là tàu ngầm hạt nhân đang cố gắng phá vỡ các tuyến phòng thủ đường biển phía tây của khối quân sự này.

Tàu ngầm hạt nhân Belgorod sẽ được trang bị ngư lôi Poseidon.

Tàu ngầm hạt nhân Belgorod sẽ được trang bị ngư lôi Poseidon.

Các tàu ngầm hạt nhân của Nga được trang bị tên lửa hành trình Kalibr, tên lửa hành trình Granat và tên lửa chống hạm Granit, có khả năng xâm nhập vào bờ biển phía đông của Hoa Kỳ.

Các tàu ngầm của hạm đội phương Bắc đã phá vỡ các tuyến phòng thủ dưới nước của NATO vào Đại Tây Dương. Ngoài ra, hạm đội phương Bắc của Nga một lần nữa chứng minh rằng, hệ thống giám sát dưới nước SOSUS của Mỹ không hiệu quả. Mục đích của cuộc “đột nhập” này có thể buộc Hoa Kỳ quay trở lại vấn đề về việc ký kết Hiệp ước INF-2.

Mùa xuân năm 2019, tàu ngầm hạt nhân Belgorod đã được hạ thủy, vào năm 2020 sẽ trở thành tàu ngầm mang theo ngư lôi hạt nhân Poseidon. Loại ngư lôi này có thể sẽ gây ra một vụ nổ hạt nhân, sóng thần và nhiễm phóng xạ đối với kẻ thù. Rõ ràng, Poseidon là một loại vũ khí nguy hiểm, tuy nhiên chính người Mỹ là nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của nó.

Rất có thể, sau khi tàu ngầm hạt nhân của Nga mang theo ngư lôi Poseidon vào hoạt động, Hoa Kỳ sẽ phải xem xét và rất có thể họ sẽ quay lại ký Hiệp ước INF-2.

Nhớ lại rằng, trong những năm 80, Chiến tranh Lạnh đã tạo ra những tình huống nguy hiểm. Hàng trăm tên lửa tầm trung được trang bị đầu đạn hạt nhân đã được triển khai ở cả hai hướng ở châu Âu. Máy bay ném bom chiến lược của Liên Xô đã bay quanh biên giới của Hoa Kỳ, dự án 971 tàu ngầm hạt nhân đa năng Schuka-B đã vượt qua các hệ thống theo dõi phía tây ở Đại Tây Dương. Cả thế giới phải đối mặt với mối đe dọa thực sự với vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, tình hình nhanh chóng được khống chế bở sự xuất hiện của Hiệp ước INF, được ký vào năm 1987. Nguy hiểm bao quanh châu Âu, Hoa Kỳ và Nga đã giảm đi rất nhiều.

Tuy nhiên, những thay đổi chính trị ở Hoa Kỳ và sự xuất hiện của các mối đe dọa nguy hiểm khi đối mặt với Trung Quốc, buộc Washington phải bắt đầu sửa đổi các hiệp ước an ninh quốc tế. Hoa Kỳ dự định lấy lại vị thế của một cường quốc làm chủ thế giới bằng cách hiện đại hóa bộ ba hạt nhân của mình. Tuy nhiên, những trở ngại đó là các hiệp ước quốc tế như Hiệp ước INF và Hiệp ước START-3.

Sau khi rời khỏi Hiệp ước INF, Hoa Kỳ đã bắt đầu thử nghiệm các tên lửa tầm trung bị cấm trước đây, một tên lửa có bán kính tiêu diệt mục tiêu hơn 1.000 km và một tên lửa có bán kính tiêu diệt mục tiêu hơn 3.000 km.

Nguyễn Đông

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/poseidon-co-the-buoc-my-ky-hiep-uoc-inf-2-3393621/