Quá hạn 7 năm, Bình Định vẫn chưa hoàn thành xóa bỏ lò gạch thủ công

Tỉnh Bình Định từng là địa phương có rất nhiều cơ sở sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công. Nhiều lò gạch thủ công xen lẫn trong khu dân cư và các cụm công nghiệp. Theo chủ trương chung của tỉnh, năm 2016 là thời điểm xóa bỏ toàn bộ lò gạch thủ công. Tuy nhiên, đến nay đã quá hạn 7 năm, tỉnh Bình Định vẫn chưa xóa bỏ hết các lò gạch thủ công.

Cơ sở sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công của ông Nguyễn Phước Trình (46 tuổi) ở cụm công nghiệp Hóc Bợm, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn có diện tích 1.000m2. Gia đình ông Trình có hơn 20 năm sống cùng nghề làm gạch, ngói đất sét nung thủ công. Khoảng 3 năm trở lại đây, chính quyền xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn đã cắt điện đối với các cơ sở sản xuất gạch, ngói bằng phương pháp nung thủ công tại cụm công nghiệp Hóc Bợm. Tuy nhiên, cơ sở của ông Trình vẫn hoạt động cầm chừng.

Các lò gạch cũ trong cụm công nghiệp Hóc Bợm, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn

Ông Nguyễn Phước Trình cho biết, gia đình ông ủng hộ chủ trương xóa lò gạch thủ công nhưng cần có cơ chế hỗ trợ giúp người dân chuyển đổi nghề: “Bây giờ mình làm lò gạch thủ công cũng không có lời, nguồn đất chính quyền cấm chở vào rồi. Hiện nay, việc chuyển đổi nghề rất khó vì người dân không có nguồn vốn. Thứ 2 nữa, địa phương cấm rồi nhưng không có đưa ra một phương thức gì để mình đi học, mình làm. Chủ trương xóa lò gạch thủ công mình cũng nhất trí. Nếu như Nhà nước thu hồi đất để xây trường, bệnh viện tôi sẽ tự động dỡ lò gạch nhưng khi chuyển đổi để làm công ty khác thì phải đền bù cho xứng đáng”.

Hiện nay, cụm công nghiệp Hóc Bợm, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn vẫn còn hàng chục cơ sở sản xuất gạch, ngói đất sét thủ công. Đa phần các cơ sở này được dựng bằng những trụ gỗ, mái ngói đơn sơ. Nhiều cơ sở đã xập xệ gần đổ, mất an toàn. Thời gian qua, UBND xã Bình Nghi đã thành lập tổ công tác xác định khối lượng đất các lò gạch ngói thủ công còn lại. Đại diện chính quyền xã làm việc với chủ các cơ sở, phương tiện mua đất trôi nổi cam kết không cung cấp cho các lò thủ công; thậm chí xã này đã lắp hệ thống camera và các biển ra vào cụm công nghiệp để có biện pháp ngăn chặn việc cung cấp đất cho các lò thủ công. Tuy nhiên, tình trạng lò gạch thủ công lén lút hoạt động vẫn tiếp diễn.

Huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định hiện còn 30 lò gạch thủ công chưa chấm dứt hoạt động

UBND huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định đã ban hành kế hoạch xử lý số lượng nguyên liệu đất sét tại các cơ sở sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn. Các cơ sở lò nung thủ công tại huyện Tây Sơn không còn nguyên liệu đất sét để sản xuất. Hiện nay, một số chủ cơ sở vẫn còn gắn bó với nghề sản xuất gạch, ngói thủ công. Sau ngày 20/12/2023, UBND huyện Tây Sơn sẽ tiếp tục xử lý đối với các cơ sở này.

Bà Nguyễn Bình Thanh, Bí thư Huyện ủy Tây Sơn nêu khó khăn khi xóa lò gạch thủ công: “Từ 958 lò đến nay huyện đã xóa được 928 lò. Việc chưa hoàn thành xóa bỏ lò gạch, ngói nung bằng phương pháp thủ công có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất phải nói đến đây là ngành nghề truyền thống của gia đình. Nhiều lò hiện nay không sản xuất nữa nhưng bà con rất không muốn bỏ nghề và cũng giống như gia tài của gia đình họ. Địa phương đã sớm phối hợp với các sở, ban, ngành thu hồi hết tất cả đất sét hiện có trước lò trong lò. Đồng thời các chủ lò cam kết nếu không di dời, di chuyển thì sẽ tịch thu".

Một lò gạch thủ công ở xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn

UBND huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định đã ban hành kế hoạch xử lý số lượng nguyên liệu đất sét tại các cơ sở sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn. Các cơ sở lò nung thủ công tại huyện Tây Sơn không còn nguyên liệu đất sét để sản xuất. Hiện nay, một số chủ cơ sở vẫn còn gắn bó với nghề sản xuất gạch, ngói thủ công. Sau ngày 20/12/2023, UBND huyện Tây Sơn sẽ tiếp tục xử lý đối với các cơ sở này.

Bà Nguyễn Bình Thanh, Bí thư Huyện ủy Tây Sơn nêu khó khăn khi xóa lò gạch thủ công: “Từ 958 lò đến nay huyện đã xóa được 928 lò. Việc chưa hoàn thành xóa bỏ lò gạch, ngói nung bằng phương pháp thủ công có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất phải nói đến đây là ngành nghề truyền thống của gia đình. Nhiều lò hiện nay không sản xuất nữa nhưng bà con rất không muốn bỏ nghề và cũng giống như gia tài của gia đình họ. Địa phương đã sớm phối hợp với các sở, ban, ngành thu hồi hết tất cả đất sét hiện có trước lò trong lò. Đồng thời các chủ lò cam kết nếu không di dời, di chuyển thì sẽ tịch thu".

Lò gạch thủ công không đảm bảo an toàn

Năm 2013, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành lộ trình và chính sách hỗ trợ chấm dứt hoạt động sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công. Theo đó, đến ngày 31/12/2016 tỉnh Bình Định phải chấm dứt hoạt động đối với các lò nung thủ công trên địa bàn tỉnh. Đến nay đã quá hạn thời gian 7 năm nhưng trên địa bàn tỉnh Bình Định vẫn còn 30 lò sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng thủ công chưa chấm dứt hoạt động theo quy định, tất cả đều ở huyện Tây Sơn. Để hoàn thành việc xóa bỏ các lò gạch nung thủ công còn lại trên địa bàn huyện Tây Sơn trong năm 2023, Sở Xây dựng tỉnh Bình Định đã đề nghị UBND huyện Tây Sơn tiếp tục thực hiện nghiêm công tác chỉ đạo, điều hành về việc xóa bỏ lò gạch nung thủ công tại địa phương, đảm bảo hoàn thành xóa bỏ lò gạch nung thủ công trước ngày 31/12/2023.

Ông Nguyễn Phước Trình (46 tuổi) có cơ sở sản xuất gạch ngói nung bằng phương pháp thủ công ở cụm công nghiệp Hóc Bợm, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơ

Mới đây, tại Kỳ họp Hội đồng Nhân dân cuối năm 2023, ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Định yêu cầu huyện Tây Sơn phải sớm hoàn thành việc xóa bỏ các lò sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công: “Theo Chủ trương của Chính Phủ thì tỉnh Bình Định phải xóa bỏ lò gạch thủ công. Tỉnh Bình Định là một trong những “thủ phủ” lò gạch thủ công, đặc biệt là huyện Tây Sơn. Theo lộ trình đến năm 2016, các huyện cơ bản xóa xong, hiện còn lại duy nhất huyện Tây Sơn chưa hoàn thành. Quyết tâm cuối năm nay, tỉnh Bình Định sẽ xóa toàn bộ lò gạch thủ công. Mặc dù việc này khó nhưng cần giải quyết, quyết tâm chấm dứt việc khai thác lò gạch thủ công. Gia hạn các đồng chí đến kỳ họp giữa năm 2024, nếu như mà không xong thì Giám đốc Sở Xây dựng và Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn phải chịu trách nhiệm, không có gia hạn nữa”.

Thanh Thắng/VOV-Miền Trung

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/qua-han-7-nam-binh-dinh-van-chua-hoan-thanh-xoa-bo-lo-gach-thu-cong-post1065191.vov