Quân đội Hoa Kỳ sẽ tài trợ xây dựng nhà máy đất hiếm để phát triển vũ khí

Quân đội Mỹ có kế hoạch tài trợ xây dựng các cơ sở chế biến đất hiếm, một phần trong nỗ lực khẩn cấp của Washington nhằm đảm bảo nguồn cung khoáng sản trong nước dùng để chế tạo vũ khí và điện tử quân sự, Reuter dẫn một nguồn tin của Chính phủ.

Động thái này sẽ đánh dấu khoản đầu tư tài chính đầu tiên của quân đội Hoa Kỳ vào sản xuất đất hiếm quy mô thương mại kể từ Dự án Manhattan từ Thế chiến thứ hai chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên.

 Một cơ sở đất hiếm ở California

Một cơ sở đất hiếm ở California

Kế hoạch này xuất hiện sau khi Tổng thống Donald Trump đầu năm nay ra lệnh cho quân đội cập nhật chuỗi cung ứng cho các vật liệu thích hợp, cảnh báo rằng sự phụ thuộc vào các quốc gia khác về khoáng sản chiến lược có thể cản trở hệ thống phòng thủ của Mỹ.

Trung Quốc, nước tinh chế hầu hết các loại đất hiếm của thế giới, đã đe dọa sẽ ngừng xuất khẩu các khoáng sản chuyên dụng sang Hoa Kỳ, sử dụng độc quyền của mình như một vũ khí trong cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Jim McKenzie, giám đốc điều hành của UCore Rare Metal Inc (UCU.V), công ty đang phát triển một dự án đất hiếm ở Alaska, cho biết, ngành công nghiệp đất hiếm của Mỹ cần sự giúp đỡ lớn để cạnh tranh với Trung Quốc. Đây không chỉ là về tiền, mà còn là về sự hỗ trợ rộng rãi từ Washington.

Tài liệu của Quân đội về giám sát đạn dược hồi tháng trước đã yêu cầu các nhà khai thác đề xuất về chi phí của một nhà máy thí điểm sản xuất cái gọi là đất hiếm nặng, một loại khoáng chất chuyên dụng ít được sử dụng trong vũ khí.

Hạn cho các đề xuất là vào ngày 16 tháng 12. UCore, Texas Mineral Resources Corp (TMRC.PK) và một liên doanh giữa Lynas Corp (LYC.AX) và Blue Line Corp là những công ty người được tham vấn quen thuộc đối với vấn đề này

Quân đội cho biết họ sẽ tài trợ tới hai phần ba chi phí của một nhà tinh chế và rằng họ sẽ tài trợ cho ít nhất một dự án và có khả năng nhiều hơn. Bên cạnh các yếu tố khác, ứng viên phải cung cấp một kế hoạch kinh doanh chi tiết và chỉ định nơi họ sẽ tìm nguồn quặng của mình.

Động thái mới nhất này của Quân đội, một bộ phận của Lầu năm góc, được đưa ra sau một nghiên cứu quân sự hồi đầu năm nay về tình trạng chuỗi cung ứng đất hiếm của Mỹ.

Căng thẳng về mặt hàng đất hiếm giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu từ năm 2010, khi Trung Quốc hạn chế xuất khẩu sang Nhật Bản sau một cuộc tranh chấp ngoại giao, khiến giá của các kim loại đặc biệt tăng vọt và gây lo ngại cho quân đội Hoa Kỳ rằng Trung Quốc có thể làm điều tương tự với Hoa Kỳ.

Yêu cầu này không đưa ra một khoản tài chính cụ thể mà Quân đội có thể tài trợ, mặc dù nó được lấy một phần từ Đạo luật Sản xuất Quốc phòng (DPA), một đạo luật của Mỹ thời 1950, cho phép Lầu năm góc có quyền quyết định tài chính mua thiết bị cần thiết cho quốc phòng.

Một mảnh quặng chứa đất hiếm được khai thác tại mỏ California

Một nhà máy thí điểm xử lý đất hiếm có thể có giá từ 5 triệu đến 20 triệu đô la, tùy thuộc vào vị trí, quy mô và các yếu tố khác. Một nhà máy quy mô đầy đủ có khả năng chi phí hơn 100 triệu đô la để xây dựng.

Jon Blumenthal, Giám đốc điều hành của Blue Line Corp, cho biết đầu năm nay đã ký một biên bản ghi nhớ để xây dựng một cơ sở chế biến đất hiếm ở Texas với trụ sở ở Úc tên là Lynas Corp (LYC.AX). Blumenthal từ chối bình luận khi được hỏi liệu Blue Line có đáp ứng yêu cầu của Quân đội hay không.

Không rõ Quân đội sẽ giải quyết các vấn đề như thế nào vì phần lớn chuyên môn của ngành đất hiếm hiện đang ở Trung Quốc, mặc dù ngành công nghiệp đất hiếm hiện đại đã có nguồn gốc từ Hoa Kỳ cách đây hàng thập kỷ.

Thay vì cung cấp vốn cho một nghiên cứu khác, động thái này phân bổ tiền cho việc thành lập chuỗi cung ứng đất hiếm có trụ sở tại Hoa Kỳ, ông Anthony Marchese, Giám đốc điều hành của Texas Mineral Resources đang phát triển mỏ đất hiếm Round Top ở Texas, cho biết.

Tuy nhiên, sau khi xử lý, đất hiếm cần phải biến thành nam châm đất hiếm, được sử dụng trong chế tạo tên lửa dẫn đường chính xác, bom thông minh và máy bay phản lực quân sự. Hiện nay, Trung Quốc cũng là nước kiểm soát ngành công nghiệp nam châm đất hiếm.

Lầu Năm Góc chưa đưa ra một nỗ lực để tài trợ cho sản xuất nam châm trong nước.

Ryan Castilloux, Giám đốc điều hành của Adamas Intelligence, một công ty nghiên cứu theo dõi sát ngành công nghiệp đất hiếm, cho biết, việc sản xuất được nam châm đất hiếm sẽ giải quyết tốt hơn nhu cầu quốc phòng, cũng như nhu cầu của các nhà sản xuất xe điện và những ngành sản xuất khác.

Trâm Anh (theo Reuters)

Nguồn Công Lý: http://congly.vn/the-gioi/tin-nhanh/quan-doi-hoa-ky-se-tai-tro-xay-dung-nha-may-dat-hiem-de-phat-trien-vu-khi-324470.html