Quân Đồng Minh đòi lại châu Âu từ tay phát xít như thế nào?

Chỉ còn ít ngày nữa thôi cả châu Âu sẽ kỷ niệm 75 năm ngày quân Đồng minh dưới sự dẫn đầu của người Mỹ đổ bộ xuống bãi biển Normandie, Pháp - một trong những trận đánh quan trọng làm thay đổi cục diện Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Ngay tại khu vực này của 75 năm về trước, đã có 160.000 quân Đồng minh bao gồm các quốc tịch Mỹ, Anh, Canada, New Zealand,... cùng nhiều quốc gia thuộc Liên hiệp Anh khác đã đổ bộ xuống đất Pháp. Nguồn ảnh: BI.

Ngay tại khu vực này của 75 năm về trước, đã có 160.000 quân Đồng minh bao gồm các quốc tịch Mỹ, Anh, Canada, New Zealand,... cùng nhiều quốc gia thuộc Liên hiệp Anh khác đã đổ bộ xuống đất Pháp. Nguồn ảnh: BI.

Để đặt chân được vào nước Pháp, lực lượng Đồng minh phải vượt qua hệ thống phòng thủ kiên cố được Đức dày công xây dựng tại đây với hàng trăm boong-ke, ụ súng và ụ pháo. Nguồn ảnh: BI.

Quân Đức trong những boong-ke như thế này có tầm nhìn bao quát toàn bộ bãi biển Normandie đã sử dụng đủ loại hỏa lực đáp trả lại các đợt tiến công của Đồng minh. Nguồn ảnh: BI.

Mặc dù rất nỗ lực sử dụng hải pháo để tấn công, tuy nhiên phần lớn các ụ súng kiên cố bên trong boong-ke đều cần bộ binh của quân Đồng minh áp sát để tiêu diệt. Nguồn ảnh: BI.

Do không có một chiếc xe tăng nào có thể vào bờ từ đợt đổ bộ đầu tiên vì sóng biển quá lớn, việc bộ binh phải phơi người trước những ụ súng máy này đã khiến thương vòng của lính Đồng minh tăng cao khủng khiếp. Nguồn ảnh: BI.

Tại nhiều bãi đổ bộ, thương vong khủng khiếp tới nỗi nhiều chỉ huy của quân Đồng minh còn tính tới chuyện rút lui, ngừng tấn công thêm các đợt tiếp theo. Nguồn ảnh: BI.

Những toán lính Bộ binh của Mỹ đầu tiên đặt chân lên bãi biển Normandie vào luc 6:30 sáng - khi sương mù trên bãi biển còn chưa kịp tan. Nguồn ảnh: BI.

Trước đó, 13.000 lính dù đã được thả xuống lãnh thổ Pháp trước khi mặt trời mọc mở màn cho ngày "D-Day". Tuy nhiên do hỏa lực phòng không quá dày đặc, các máy bay thả lính dù đã bị phân tán, binh lính bị thả nhầm địa điểm và không đóng góp được nhiều cho cuộc đổ bộ vào sáng hôm sau như kế hoạch. Nguồn ảnh: BI.

Bất chấp việc lính dù tác chiến không hiệu quả, quân Đồng minh vẫn tung đợt đổ bộ trên bãi biển vào sáng hôm sau. Nguồn ảnh: BI.

Lực lượng chính của Mỹ tham gia cuộc đổ bộ này là Lục quân, phần lớn lực lượng này đã bị say sóng nặng trước khi kịp đặt chân lên bờ. Nguồn ảnh: BI.

Giữa làn hỏa lực súng máy của đối phương và cơn say sóng điên cuồng, những người lính này bằng một cách nào đó vẫn hoàn thành được nhiệm vụ dọn bãi cho cuộc đổ bộ thứ hai. Nguồn ảnh: BI.

Tới chiều cùng ngày, các tàu ngầm Đức đã phóng tổng cộng 18 ngư lôi về phía đội tàu khổng lồ của Mỹ, khiến một khu trục hạm chìm ngay tại chỗ, 219 thủy thủ bị nhấn chìm. Nguồn ảnh: BI.

Các đợt đổ bộ tiếp theo cũng không khá khẩm hơn, biển vẫn động mạnh và thủy thủ vẫn lên bờ trong trạng thái thê thảm của say sóng, gần như không thể chiến đấu ngay được. Nguồn ảnh: BI.

Các bến cảng dã chiến được thiết lập ngay lập tức để đưa thương binh ra khỏi bãi biển cũng như đưa nhu yếu phẩm vào cho lính Đồng minh có đủ trang bị tiến sâu vào đất liền. Nguồn ảnh: BI.

Với số lượng lính vượt trội, trang thiết bị khí tài số lượng lớn và hậu cần chu đáo, quân Đồng minh đã từ từ xé toạc hàng phòng thủ của Đức tại bãi biển này. Nguồn ảnh: BI.

Chỉ tính riêng trong ngày 6/6/1944, Đức đã có khoảng 9000 thương vong và quân đồng minh cũng có số lượng thương vong tương tự, biến đây thành trận đánh đẫm máu nhất với người Mỹ ở thế kỷ 20. Nguồn ảnh: BI.

Phần lớn binh lính Mỹ thiệt mạng được chôn cất tại chỗ. Nguồn ảnh: BI.

Tính tổng cộng trong toàn bộ chiến dịch đổ bộ kéo dài hai tháng này, các bên tham chiến có tới gần nửa triệu thương vong. Nguồn ảnh: BI.

Tới nay vẫn còn rất nhiều khu nghĩa trang của lính Đồng minh tại Pháp bao gồm toàn những người lính thiệt mạng chỉ trong chiến dịch đổ bộ này. Nguồn ảnh: BI.

Mời độc giả xem Video: Chiến dịch đổ bộ lớn nhất lịch sử.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/quan-dong-minh-doi-lai-chau-au-tu-tay-phat-xit-nhu-the-nao-1231377.html