Quan hệ Nga-Israel thắt chặt đối phó thách thức của Iran

Nga và Israel vẫn giữ mối tương quan trong quan hệ hai nước trong bối cảnh vẫn tồn tại các mục tiêu riêng chưa thể hóa giải.

Thủ tướng Israel thăm Nga ngay trước thềm bầu cử

Tờ al-monitor cho biết, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có chuyến thăm Moscow vào trong tuần qua. Đây là chuyến thăm thứ hai của Thủ tướng Benjamin Netanyahu đến thủ đô Nga trong 3 tháng qua.

Tổng thống Putin và Thủ tướng Benjamin Netanyahu tại cuộc gặp trao đổi. Ảnh minh họa (nguồn:Marc Israel Sellem/Pool/Flash90)

Tổng thống Putin và Thủ tướng Benjamin Netanyahu tại cuộc gặp trao đổi. Ảnh minh họa (nguồn:Marc Israel Sellem/Pool/Flash90)

Chuyến thăm được đánh giá cao giữa Thủ tướng Netanyahu và Tổng thống Vladimir Putin sau căng thẳng quan hệ giữa Nga và Israel trong vụ máy bay Nga bị bắn rơi tại Syria. Đây là nỗ lực đầu tiên trong quan hệ hợp tác song phương lên tầm cao mới trong quan hệ hai nước.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã đặt chân tới Moscow để hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, chỉ vài ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử quốc hội tại Israel.

Cuộc gặp ở Moscow diễn ra chỉ năm ngày trước thềm người dân Israel bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử phần lớn được coi là một cuộc trưng cầu dân ý về ông Netanyahu, người đặt nền tảng vận động vào năng lực chính sách đối ngoại và mối quan hệ với các nhà lãnh đạo thế giới.

Trong thời gian này, sự khôn ngoan thông thường của Moscow đã chỉ ra rằng, Thủ tướng Netanyahu sẽ không đến Nga trước khi bầu cử Israel sắp diễn ra nếu ông Netanyahu không cảm thấy tín hiệu tích cực trong quan hệ với Tổng thống Putin.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov mô tả cuộc gặp sâu sắc sắp tới của Tổng thống Putin với Thủ tướng Israel là "các cuộc đàm phán ngắn, nhanh chóng" và hứa rằng các bên sẽ thảo luận về các lập trường trong các vấn đề khác nhau. Đồng thời, ông Peskov bảo đảm rằng phía Nga sẽ sẵn sàng thảo luận về kế hoạch của Israel đối với một khu định cư Syria, nếu nó được trình bày tại cuộc hội đàm.

Cùng với tín hiệu bầu cử Israel thì sự hiện diện của Iran tại Syria đang trở thành vẫn đề lớn hơn cho lo lắng của Israel. Giới quan sát cho rằng, động thái của Israel đang củng cố hình ảnh của một trong số các nhà lãnh đạo quốc tế hiện có mối quan hệ tốt với cả Tổng thống Trump và Tổng thống Putin nhằm đảm bảo an ninh.

Chuyến thăm của Thủ tướng Israel đến Moscow có thể là một động thái chiến dịch lớn lần thứ hai kể từ chuyền thăm gần đây của Israel đến Washington. Trước đó, quyết định gần đây của Tổng thống Trump về chủ quyền Cao nguyên Golan với Israel cũng đã gây ra nhiều tranh cãi.

Thách thức của Iran vẫn là thường trực với Israel?

Đối với Tổng thống Putin, cuộc gặp lần thứ 13 này với Thủ tướng Israel kể từ năm 2015 có lý do riêng. Trong bối cảnh Syria đang chậm chạp trong tín hiệu hậu nội chiến, Tổng thống Putin đang muốn thúc đẩy nhanh chóng tiến trình thiết lập chính trị, đưa người tị nạn trở về đồng thời tái xây dựng các cơ quan trong Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao nhằm đối phó với các rủi ro lớn hơn. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan mong muốn sẽ có mặt tại Moscow vào ngày 8/4 tới.

Tổng thống Putin và Thủ tướng Netanyahu dường như đang ở cùng một phía. Cả Nga và Israel đều cân bằng tốt cư xử và bắt nhịp tâm lý hai bên nhằm đạt được các lợi ích của nhau mà không đẩy mọi việc trở nên căng thẳng. Vì vậy, Tổng thống Putin có thể sẽ đưa cho Thủ tướng Netanyahu những thứ mà ông yêu cầu nhưng không phải là tất cả.

"Đối với Tổng thống Putin, chúng tôi thực sự biết ơn vì tình cảm cá nhân, vì vị trí của ngài và vị thế của Nga, liên tục chia sẻ các giá trị với Israel", ông Netanyahu nói.

"Chúng tôi muốn nhấn mạnh sự biết ơn với Bộ Quốc phòng Nga và quân đội Nga. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên đi các đóng góp trong lịch sử", ông Netanyahu nói thêm.

Nga và Israel liên tục thảo luận về thỏa thuận giảm xung đột tại Syria từ năm 2015. Sau vụ việc rơi máy bay Nga, Moscow liên tục thông báo về các cuộc tấn công của Israel vào các mục tiêu của Iran tại Syria. Người Nga cũng muốn đưa ra các thỏa thuận ký kết giữa hai bên. Đổi lại người dân Israel lo lắng về các mối đe dọa từ phía Nga. Vấn đề tồn tại là quan điểm của Nga với Iran vẫn mập mờ và đây là góc khuất trong quan hệ giữa Israel và Nga chưa thể tháo gỡ.

Vào tháng Hai, Tổng thống Putin và Thủ tướng Netanyahu đã đồng ý thành lập nhóm làm việc chịu trách nhiệm trục xuất dần dần lực lượng nước ngoài ra khỏi Syria. Tuy nhiên, mỗi bên có thể nhìn thấy các lợi ích khác biệt: đối với Israel, vấn đề cơ bản ở Syria là Iran trong khi Nga lại xem sự hiện diện của Mỹ tại Syria là cản trở.

Tuy nhiên, Moscow dường như không bao giờ đáp ứng các yêu cầu của Israel nếu như Nga nhận thấy mối đe dọa đến lợi ích tại Syria. Ý tưởng hợp tác các nhóm bao gồm Nga, Israel, Syria, có cả Mỹ, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, theo những gì Tổng thống Putin nói chỉ là nhằm tái xây dựng Syria sau khi đánh bại khủng bố.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/quan-he-nga-israel-that-chat-doi-pho-thach-thuc-cua-iran-20190407063212052.htm