Quản trị giáo dục đại học: Nghiên cứu so sánh về Ghana và Trung Quốc (2)

Giáo dục đại học ở Trung Quốc chịu ảnh hưởng của hệ thống giáo dục đại học phương Tây.

(Tiếp theo kỳ 1)

14.0 Giáo dục đại học ở Trung Quốc

Giáo dục đại học ở Trung Quốc chịu ảnh hưởng của hệ thống giáo dục đại học phương Tây. Cho đến cuối thế kỷ 18, Trung Quốc không có một cơ sở giáo dục đại học nào có thể được gọi là trường đại học.

Mặc dù Trung Quốc là quốc gia rất nổi tiếng trong thời kỳ đó do hệ thống chính trị mạnh của họ. giáo dục đại học bắt đầu lan rộng ở Trung Quốc từ thế kỷ 19 chịu ảnh hưởng mô hình đại học châu Âu.

Các tài liệu khác nhau cho thấy, nội dung của giáo dục đại học Trung Quốc thời kỳ này là phần lớn đào tạo sinh viên dựa trên các giá trị và ý thức hệ Nho giáo.

Trung Quốc sau đó nhận ra rằng, sự phát triển của họ sẽ phụ thuộc vào khoa học và công nghệ và do đó bắt đầu tích hợp giáo dục đại học về khoa học và công nghệ phương Tây vào hệ thống của mình.

Zheng (1994) cho biết, các nhà cải cách thời đó cho rằng, Trung Quốc đã mời học giả hoặc giảng viên từ các trường phương Tây vào các cơ sở giáo dục đại học của Trung Quốc.

Cheng (1986) tuyên bố rằng, các trường được thành lập dựa trên hệ thống phương Tây để đào tạo sinh viên Trung Quốc về khoa học và công nghệ.

Ông nói thêm rằng, nhiều trường này là các trường ngôn ngữ nhằm đào tạo học giả dịch văn học phương Tây sang ngôn ngữ Trung Quốc và một trường được thành lập theo hệ thống đó được gọi là Beiyang Gongxue, năm 1985 sau đó được chuyển đổi thành trường đại học hiện đại đầu tiên của Trung Quốc.

Pan và Liu (1993) cho biết thời kỳ này đã chứng kiến nhiều cơ sở giáo dục đại học được thành lập trên khắp Trung Quốc.

Vào năm 1912, có một trường đại học, 94 trường cao đẳng đào tạo chuyên nghiệp, 12 trường cao đẳng sư phạm và chính phủ đã gửi sinh viên Trung Quốc ra nước ngoài để đào tạo.

Zhou (1934) tuyên bố rằng, vào năm 1922-23, Trung Quốc đã có 35 trường đại học, 68 trường cao đẳng đào tạo ở cấp tỉnh, 8 trường cao đẳng sư phạm và các trường khác. Theo dữ liệu của bộ giáo dục, đã có 2.914 trường cao đẳng và đại học vào năm 2017.

Giáo dục đại học ở Trung Quốc. (Ảnh minh họa: usnews.com)

14.1 Các cuộc cải cách giáo dục đại học ở Trung Quốc

Những cải cách được thực hiện trong lĩnh vực giáo dục đại học như là một phần của toàn bộ cải cách kinh tế vào năm 1978. Những cải cách trong thập niên 1980 nhằm điều chỉnh hệ thống giáo dục đại học với thị trường.

Ví dụ, các trường nghề đầu tiên được thành lập để cung cấp cơ hội việc làm trong lĩnh vực dịch vụ của nền kinh tế. Thời kỳ này cũng chứng kiến thị trường hóa giáo dục đại học Trung Quốc nơi các trường đại học và cao đẳng cung cấp đào tạo để thu lệ phí.

Năm 1985, đảng cộng sản Trung Quốc tán thành hệ thống giáo dục đại học theo định hướng thị trường như là một phần của cải cách.

14.2 Quản trị giáo dục đại học ở Trung Quốc

Nhiều học giả tin rằng cải cách quản trị trong bối cảnh toàn cầu hóa là một thách thức lịch sử đối với giáo dục đại học; một trong những học giả như vậy là Scoth (2000).

Một số người tin rằng, sự chuyển đổi và tái cấu trúc của quản trị giáo dục đại học đã mang lại sự thay đổi trong mối quan hệ giữa giáo dục đại học-nhà nước-thị trường.

Giáo sư Trần Hồng Quân: Tự chủ là phải được đi bằng chính đôi chân của mình

Ordorika (2003) tin rằng, các chính sách bãi bỏ quy định và luật lệ giáo dục đại học có ảnh hưởng đến quyền tự chủ giáo dục đại học trên toàn thế giới.

Quản trị trong giáo dục đại học ở Trung Quốc theo Neave và Van Vught (1994), được điều hành dưới mô hình nhà nước quản lý và mô hình nhà nước kiểm soát.

Từ những năm 1950, quản trị và quản lý giáo dục đại học ở Trung Quốc nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước; chính sách giáo dục đại học do chính phủ trung ương xây dựng.

Theo Mei và Yang (2014), "phân bổ nguồn lực, kiểm soát hành chính, sử dụng đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu, phát triển chương trình giảng dạy, lựa chọn sách giáo khoa, tuyển dụng sinh viên và phân công việc làm cho sinh viên tốt nghiệp, là trách nhiệm duy nhất của chính phủ trung ương.

Họ nói thêm rằng mối quan hệ giữa chính phủ - trường đại học về mặt quản trị và lãnh đạo là từ trên xuống đã hạn chế quyền tự chủ của trường đại học.

Theo Hu (2003) được trích dẫn trong Mei and Yan (2014), từ năm 1960 Bộ Giáo dục như đã nêu trong các quy định tạm thời, các cơ sở giáo dục đại học đã được giao nhiệm vụ giám sát hoạt động của các trường đại học tại Trung Quốc.

Quy định mới đã hạn chế quyền tự do học thuật của trường đại học Trung Quốc trong bối cảnh đó, giáo trình phải được sự chấp thuận của bộ và các trường đại học không có thẩm quyền để thay đổi chương trình của riêng họ.

Cơ cấu quản trị giáo dục đại học của Trung Quốc đượcmô tả như sau: "(Điều 13) Hội đồng Nhà nước thống nhất lãnh đạo và điều hành sự nghiệp giáo dục đại học trên toàn quốc.

Chính quyền nhân dân cấp tỉnh, khu tự trị và đô thị trực thuộc Chính phủ Trung ương điều phối việc kế hoạch hóa thống nhất sự nghiệp giáo dục đại học trong phạm vi hành chính tương ứng của họ, điều hành đào tạo nhân tài chủ yếu cho địa phương và các cơ sở giáo dục đại học, mà việc quản lý được Hội đồng Nhà nước ủy quyền”.

“(Điều 14) Bộ quản lý giáo dục trực thuộc Hội đồng Nhà nước sẽ phụ trách công tác giáo dục đại học trên toàn quốc, quản lý các cơ sở giáo dục đại học, chủ yếu đào tạo nhân tài cho cả nước do Hội đồng Nhà nước quyết định.

Các bộ liên quan khác trực thuộc Hội đồng Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm về các công việc liên quan giáo dục đại học trong phạm vi trách nhiệm do Nhà nước quy định" (MOE 2008 được trích dẫn trong Mei và Yan, 2014).

Điều khoản hiến pháp này giải thích các cơ sở giáo dục đại học ở Trung quốc được quản trị thế nào”.

15.0 Tự chủ trong giáo dục đại học Trung Quốc

Theo Mei và Yan (2014), cải cách quản trị năm 1985 đã mang lại sự thay đổi trong mối quan hệ giữa Chính phủ-trường đại học ở Trung Quốc.

Bước chuyển mình của giáo dục đại học Việt Nam

Những cải cách chung trong những năm 1980 đã chuyển Trung Quốc ra khỏi nền kinh tế kế hoạch hóa đặc trưng kiểu Liên Xô sang nền kinh tế giống tư bản chủ nghĩa.

Hiệu ứng của chính sách mở cửa trong thập niên 80 ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.

Cải cách quản trị giáo dục đại học ở Trung Quốc được Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung Quốc xác nhận.

Quyết định cải cách cơ cấu quản trị giáo dục đại học ở Trung Quốc dựa trên niềm tin rằng, tự chủ đại học là rất quan trọng.

Do niềm tin này, những thay đổi đã được thực hiện để giảm sự kiểm soát của chính quyền trung ương đối với giáo dục đại học ở Trung Quốc để cho phép quyền tự chủ trong trường đại học.

Guo (1995) đã khẳng định rằng quyền tự chủ trong trường đại học Trung Quốc vào thời điểm đó cho phép họ khởi xướng chính sách phối hợp với các ngành công nghiệp để đáp ứng nhu cầu kinh tế và xã hội.

Nỗ lực đảm bảo tự do trong giáo dục đại học ở Trung Quốc tiếp tục vào năm 1993 để khẳng định quyết định năm 1985.

Chương trình cải cách và phát triển giáo dục ở Trung Quốc đã khiến chính quyền trung ương kiềm chế trực tiếp kiểm soát giáo dục đặc biệt là giáo dục đại học.

Quyết định trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường đại học ở Trung Quốc như Mok (1999) đã chỉ ra.

Theo Mei và Yan (2014), Luật giáo dục đại học trao cho cơ sở giáo dục đại học quyền tự do thực hiện nghiên cứu khoa học và thực hiện bất kỳ hoạt động học thuật nào ở cấp nhà trường.

15.1 Luật giáo dục đại học năm 1998 của Trung Quốc

Luật giáo dục đại học năm 1998 đã cơ cấu lại hệ thống quản trị các trường đại học ở Trung Quốc. Luật này thành lập một số cơ quan để quản lý các trường đại học. Các cơ quan này là hội đồng đại học, các ủy ban học thuật và văn bằng.

Theo Mei và Yan (2014), trách nhiệm của ủy ban học thuật là quản lý các vấn đề học thuật của các trường đại học, ủy ban văn bằng được giao nhiệm vụ xác định yêu cầu về cấp bằng và bổ nhiệm giáo viên giảng dạy trong các trường đại học và hội đồng đại học hoạt động như một cơ quan trung gian giữa các trường đại học và công chúng.

Việc ra quyết định chiến lược trong trường đại học Trung Quốc là do ban thường vụ Đảng ủy đảng cộng sản tại trường Đại học. Mei và Yan chỉ ra rằng, ban thường trực Đảng ủy thực thi quyền lực bổ nhiệm trưởng khoa và quản trị viên cao cấp.

15.2 Tài trợ cho giáo dục đại học Trung Quốc

Sự tăng trưởng nhanh chóng giáo dục đại học Trung Quốc có thể được quy về mô hình chính sách tài chính của nó.

Tài chính cho giáo dục đại học Trung Quốc trước khi chính sách mở cửa là hệ thống tài chính tập trung độc quyền, hay nói cách khác là cấp tài chính cho giáo dục đại học là trách nhiệm duy nhất của chính phủ Trung ương.

Những cải cách mang lại thay đổi trong hệ thống tài chính bao gồm hai giai đoạn. Theo Wenli và Qiang (2013) giai đoạn 1980-1992 đưa ra việc tài chính kiểu (kiếm ăn theo nồi cơm riêng).

Trách nhiệm tài trợ giáo dục đại học được chia sẻ giữa chính phủ trung ương và chính quyền địa phương (hệ thống tài chính liên chính phủ).

Hệ thống tài chính giáo dục đại học từ năm 1993 đến nay dựa trên tài chính của chính phủ và đa kênh tài trợ. Tài trợ cho giáo dục đại học Trung Quốc từ khi thành lập Trung Quốc năm 1949 chỉ được cung cấp từ tài chính quốc gia.

Theo Wenli và Qiang (2013) Trung Quốc đã thực hiện một hệ thống tập trung gọi là thống nhất thu thập và phân phối.

"Thu và phân phối thống nhất có nghĩa là chính quyền địa phương, thay mặt chính phủ Trung ương, thu các khoản thu tài chính và bàn giao cho trung ương và tất cả các khoản chi của các chính quyền địa phương được xác minh một cách thống nhất, được phân bổ từ các chính phủ cấp cao hơn cho các chính phủ cấp thấp hơn.

Giáo dục đại học trong giai đoạn này được tài trợ từ các khoản thu của chính phủ, chính cấp tỉnh và quận.

Chín năm sau chính sách mở, hệ thống tài trợ giáo dục đại học đã thay đổi thành phương pháp chia sẻ chi phí nơi chi phí giáo dục đại học được chia sẻ giữa chính phủ và người thụ hưởng.

Theo Wenli và Qiang (2013) từ năm 1989, hầu hết các trường đại học ở Trung Quốc đều áp dụng chính sách thu phí, thu khoảng 100-300 nhân dân tệ là học phí/sinh viên mỗi năm học.

Đầu những năm 1990, với theo sự cải thiện khả năng chi trả của công chúng, chính phủ tăng dần mức học phí đại học cho giáo dục đại học.

Giai đoạn thứ hai từ năm 1993 đến nay như đã đề cập trước đó đã chứng kiến các chính sách của chính phủ nhằm tăng cường đầu tư giáo dục đại học.

Điều này dẫn đến một hệ thống giáo dục thích ứng với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với chính phủ là nguồn tài trợ chính và ngân sách được huy động từ thuế cho giáo dục, học phí và quyên góp để bổ sung nỗ lực của chính phủ.

16.0 Những điểm tương tự trong Quản trị giáo dục đại học giữa Ghana và Trung Quốc

17.0 Những điểm khác biệt về Quản trị giáo dục đại học giữa Ghana và Trung Quốc

18.0 Kết luận

Bài viết này lập luận trên cơ sở rằng, chất lượng và giáo dục đại học dễ tiếp cận phụ thuộc vào các nguồn tài chính lành mạnh nói theo thứ tự, tài trợ là máu sống của giáo dục đại học.

Nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế bền vững phụ thuộc vào chất lượng và sự sẵn có của nguồn nhân lực và đối với vấn đề này, các quốc gia cần ưu tiên giáo dục đại học.

Sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc trong ba thập kỷ qua là về chất lượng của nguồn nhân lực khoa học và nhân lực sản xuất mà giáo dục đại học của nó sản xuất ra.

Ghana hiện đang được dán nhãn là nước thu nhập trung bình cần phải dành chú ý đến quản trị giáo dục đại học từ xây dựng chính sách đến thực thi chính sách và nên đặt ra cơ chế đảm bảo chất lượng giáo dục đại học.

19.0 Khuyến nghị

Chính phủ ở cả hai nước cần hạn chế ảnh hưởng của họ vào quản trị giáo dục đại học. Mức độ quyền tự chủ đại học ở cả hai quốc gia này cần được tăng lên để loại bỏ sự ủy quyền của chính phủ Trung ương ra khỏi bổ nhiệm các nhân vật quan trọng cho các trường đại học.

Chính phủ Trung Quốc có thể nên hạn chế ảnh hưởng của đảng cộng sản về bổ nhiệm các vị trí chủ chốt.

Mặt khác, chính phủ Ghana nên hạn chế ảnh hưởng của mình đến việc bổ nhiệm các thành viên vào hội đồng trường đại học với tư cách là người được chỉ định của chính phủ. Điều này sẽ đảm bảo quản trị hiệu quả của các cơ sở giáo dục đại học khác nhau.

Chính phủ Ghana có thể học hỏi từ hệ thống tài trợ đa cấp độ của Trung Quốc bằng cách thực hiện các hội đồng đô thị và thành phố để đóng góp một số quỹ chung của họ và tạo ra doanh thu nội bộ để giúp các cơ sở giáo dục đại học trong khu vực quản lý của họ.

Quỹ bổ sung từ đô thị và thành phố có thể giúp giảm các vấn đề cơ sở hạ tầng của tất cả các trường đại học và các cơ sở giáo dục đại học ở Ghana.

Cuối cùng, để quản trị hiệu quả các cơ sở giáo dục đại học ở cả hai quốc gia, bài viết này cho thấy rằng, các cơ sở giáo dục đại học nên tham gia vào các ngành công nghiệp và các tổ chức hoạch định chính sách chiến lược.

Các ngành công nghiệp và tổ chức trên theo cách khác sẽ đóng góp hoặc cung cấp quỹ vốn hoặc kiến thức chuyên môn quản lý khác cho các cơ sở giáo dục đại học.

Mặt khác, giáo dục đại học cũng giúp các ngành công nghiệp và các tổ chức khác bằng cách tiến hành nghiên cứu khoa học để giúp ích cho xã hội.

Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh (Sưu tầm và giới thiệu)

Nguồn Giáo Dục VN: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/quan-tri-giao-duc-dai-hoc-nghien-cuu-so-sanh-ve-ghana-va-trung-quoc-2-post206556.gd