Quảng Nam đối thoại doanh nghiệp

Sáng 3/7, tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam năm 2018.

Đến dự có, các đại điện lãnh đạo Sở, ngành tỉnh Quảng Nam cùng hơn 100 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị.

Theo lãnh đạo Trung tâm Hành chính công và xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam, những nỗ lực, giải pháp được tỉnh triển khai trong thời gian qua đã được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao, góp phần đưa Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2017 của tỉnh Quảng Nam lên xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Trong năm 2017, tỉnh Quảng Nam cũng là một trong bốn địa phương thuộc nhóm điều hành TOT, xếp thứ 2/12 khu vực Duyên hải miền Trung.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 6.151 doanh nghiệp hoạt động.

Sáu tháng đầu năm 2018 đã có hơn 700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 26,4%, so với cùng kỳ; cấp phép 32 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 1.447% tỷ đồng; cấp mới 16 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký gần 67,7 triệu USD, tăng 5 dự án so với cùng kỳ; nâng tổng số dự án FDI trên địa bàn tỉnh còn hiệu lực lên 161 dự án với tổng số vốn đầu tư hơn 5,6 tỷ USD.

Ông Trương Quốc Sỹ, Giám đốc Công ty 6666 phát biểu tại hội nghị.

Mở đầu buổi đối thoại, ông Trương Quốc Sỹ, Giám đốc Công ty CP Khoáng sản 6666, (đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) đưa ra các ý kiến: Công ty chúng tôi theo tiếng gọi đầu tư của tỉnh vào năm 2011. Khi đến đầu tư được sự quan tâm của chính quyền địa phương, của tỉnh.

Theo đó, chúng tôi xử lý thải và tận thu kim loại chì, vàng tại bãi thải vàng Phước Sơn và vàng Bồng Miêu. Ngoài ra còn có dự án thăm dò khai thác sắt tại xã Tam Thành (huyện Phú Ninh) và thăm dò than ở huyện Đại Lộc.

Về phía doanh nghiệp rất khát vọng đầu tư và cũng mong muốn đầu tư xong dự án đi vào hoạt động để có lãi, tạo công ăn việc làm cho người lao động”.

Theo ông Sỹ, hiện nay, 4 dự án do Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp, với tổng số vốn mà công ty đầu tư vào là 109 tỷ đồng và đã đi vào sản xuất từ năm 2015.

Đến tháng 10/2016 UBND tỉnh có văn bản tạm ngừng sản xuất, với lí do công ty vàng Bồng Miêu đóng cửa mỏ nền dự án tạm ngừng.

Thời gian tạm ngừng đến nay, gần 2 năm, khiến hơn 200 công nhân lao động của công ty không có việc làm thất nghiệp, các thiết bị máy móc bị han rỉ, hư hỏng”.

Ông Sỹ cho rằng: “Công nhân tuyển rồi, thiết bị máy móc đã được đầu tư trăm tỷ mà không biết lãnh đạo UBND tỉnh tạm ngừng đến thời gian bao lâu.

Nếu mà tạm ngừng hoạt động thời gian từ 1-2 năm, đến khi hoạt động trở lại thì máy móc đã hư hỏng hết chúng tôi chỉ có nước phá sản. Rất mong lãnh đạo Quảng Nam quan tâm, tạo điều kiện để doanh nghiệp sớm hoạt động trở lại”.

Còn ông Bùi Ngọc Lượng, Công ty TNHH Tân Nhật Minh bày tỏ ý kiến nói: “Vào tháng 7/2017 đã gây ra mưa lớn gây ra sạt lở trên địa bàn huyện Bắc Trà My, trong đó Công ty Tân Nhật Minh có nhà máy thủy điện Trà My 1 và Trà My 2 bị đất vùi lấp làm sập nhà máy, khiến 4 công nhân bị vùi lấp. Sau khi lực lượng chức năng lên cứu hộ tìm kiếm đã đưa được các thi thể công nhân này về gia đình để lo hậu sự và có hỗ trợ mỗi người nhà đình nạn nhân 50 triệu đồng.

Các đại biểu doanh nghiệp tham dự hội nghị.

Tuy nhiên, vừa qua Sở LĐTB&XH tỉnh họp viện dẫn Bộ luật Lao động buộc công ty đền bù 30 tháng lương cho mỗi người, với lí do người lao động không có lỗi, nhưng trong luật không nói đến người sử dụng lao động không có lỗi vì đây là lỗi do thiên tai gây ra.

Vì thế công ty thấy không hợp lí rất muốn được giải thích thỏa mãn cho các gia đình rủi ro đó.

Ngoài ra, tại hội nghị này, đã có 35 ý kiến, kiến nghị của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, trong đó chủ yếu về các lĩnh vực như”

Đất đai, cấp điện, nguồn nước, tiếp cận nguồn vốn vay, du lịch- lữ hành, môi trường, giải quyết các thủ tục hành chính…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân phát biểu kết luận hội nghị.

Kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Trần Văn Tân nghiêm túc, tiếp thu các ý kiến phát biểu đề xuất của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, tập trung nghiên cứu để đưa ra chính sách đúng đắn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

“Tôi đề nghị các thủ trưởng ban, ngành chỉ đạo kịp thời giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, tích cực làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, bồi thường thiệt hại để cho doanh nghiệp đầu tư triễn khai các dự án trên địa bàn tỉnh đem lại hiệu quả cao,…” - ông Tân nói.

Tấn Thành - Chí Đại

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/doanh-nhan/quang-nam-doi-thoai-doanh-nghiep-tintuc408962