Quy định về sử dụng Quốc ca, Quốc thiều trong hoạt động đối ngoại

Cử Quốc thiều và hát Quốc ca là một trong những nghi thức thường có trong hoạt động đối ngoại và đi cùng những quy định cụ thể.

Cử Quốc thiều và hát Quốc ca là một trong những nghi thức thường có trong hoạt động đối ngoại và đi cùng những quy định cụ thể.

Quốc thiều là bản nhạc tổng phổ của Quốc ca (bài ca chính thức của một nước).

Cử quốc thiều nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các hoạt động đối ngoại của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được quy định tại Điều 16 Thông tư 01/2010/TT-BNG hướng dẫn sử dụng biểu tượng quốc gia và nghi thức nhà nước tổ chức hoạt động đối ngoại tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Ngoại giao ban hành.

Quốc thiều Việt Nam thường được cử trong các cuộc mít tinh, chiêu đãi chào mừng Quốc khánh, ngày lễ lớn của Việt Nam hoặc kỷ niệm sự kiện quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam với quốc gia hay tổ chức quốc tế tiếp nhận phù hợp với quy định, thông lệ lễ tân của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

Trong hoạt động đối ngoại có cử Quốc thiều hai nước, Quốc thiều Việt Nam và Quốc thiều nước tiếp nhận được cử theo thứ tự phù hợp với quy định, thông lệ lễ tân tại nước tiếp nhận hoặc theo nguyên tắc tiền khách hậu chủ.

Về hát Quốc ca trong các hoạt động đối ngoại, ta chưa có quy định cụ thể, vì vậy cần căn cứ vào thực tiễn ở từng địa bàn.

Các Cơ quan đại diện có nhu cầu về mẫu Quốc huy, Quốc kỳ, Tổng phổ Quốc thiều có thể liên hệ với Cục Lễ tân Nhà nước, Bộ Ngoại giao.

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/quy-dinh-ve-su-dung-quoc-ca-quoc-thieu-trong-hoat-dong-doi-ngoai-144097.html