Quy trình quẹt POS rút tiền: Những hệ lụy khó lường

Chỉ cần CMND và sổ hộ khẩu, trải qua thủ tục kiểm tra của ngân hàng một cách sơ sài, một cá nhân đã có thể mở thẻ tín dụng.

Nếu như việc chi tiêu, thanh toán qua thẻ tín dụng chỉ giới hạn ở những khoản tiền vài triệu thì không có gì đáng nói, nhưng sản phẩm này đang bị biến tướng với nhiều hình thức cần được cảnh báo.

Rủi ro với cả chủ thẻ và ngân hàng

Nhân viên chăm sóc khách VIP một ngân hàng TMCP lớn cho biết, nếu rút qua ATM thì hạn mức tối đa là 70% hạn mức thẻ (ví dụ hạn mức 1 tỷ đồng thì được rút 700 triệu đồng) với mức phí 4,4% số tiền rút. Nếu rút qua máy POS thì số tiền có thể rút tối đa là 1 tỷ đồng, không tính lãi trong 45 ngày (tương tự như dùng thẻ thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ).

Rút tiền qua thẻ tại Chi nhánh VIB Hà Nội. Ảnh: Trần Việt

Như vậy có thể hiểu rằng, nếu chủ máy POS đồng ý chi tiền cho người có thẻ (sau đó họ ra ngân hàng lấy lại tiền), thì nghiễm nhiên người dùng thẻ có thể rút được số lượng tiền rất lớn. Thực tế này dẫn đến rất nhiều hệ lụy. Theo phân tích của một luật sư, trước hết, đó là rủi ro cho những người mở thẻ tín dụng. Người rút tiền chỉ cần có một chiếc thẻ tín dụng, còn chiếc thẻ này có chính chủ hay đi mượn hoặc thậm chí là thẻ ăn cắp. Nếu chủ thẻ đó không báo kịp thời đương nhiên vẫn phải chịu nghĩa vụ trả nợ.

Về phía ngân hàng, hình thức này đem đến không ít rủi ro, đối mặt với khiếu kiện dễ dàng

Sẽ thanh tra giám sát khi cần thiết

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về các khoản cấp tín dụng trong đó bao gồm quy định về điều kiện, hồ sơ, quy trình thủ tục cho vay và cả về trách nhiệm của thanh tra với hoạt động này. Các cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan thanh tra giám sát, cũng xem xét từng vấn đề, nếu nội dung nào cần thiết phải đặt kế hoạch thanh tra thì cơ quan thanh tra giám sát sẽ tiến hành. Các đơn vị chức năng sẽ theo dõi tổng hợp để cân nhắc và đề xuất giải pháp, làm sao cho quản lý Nhà nước về hoạt động tiền tệ ngân hàng theo mục tiêu đề ra.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng

nảy sinh. Khi cần vay nóng, chủ thẻ chỉ cần quẹt thẻ tín dụng là có ngay tiền mặt với mức phí nhỏ hơn nhiều so với phí rút tiền tại ngân hàng. Người có máy quẹt thẻ thu ngay 1,5 - 2,5% phí dịch vụ từ chủ thẻ. Còn phía ngân hàng cũng thu được phí từ 0,8 -1,6% cho mỗi lần quẹt thẻ. Nhưng nếu sau 45 ngày, chủ thẻ không thể trả nợ hoặc trong trường hợp thẻ bị đánh cắp…, tranh chấp sẽ phát sinh. Ngân hàng lý luận rằng, họ nắm đằng chuôi khi mở thẻ tín dụng cho khách hàng.

Chẳng hạn, người có hạn mức cao là những người có thu nhập thường xuyên lớn (được chứng minh qua hợp đồng lao động và bảng lương của nơi làm việc) hay khách hàng có số dư tiền gửi lớn tại ngân hàng, người có thu nhập qua kinh doanh… Nhưng khó ai có thể lường được, liệu những nguồn thu như trên có duy trì đến thời điểm ngân hàng phát lệnh xiết nợ hoặc lấy gì đảm bảo ngân hàng là đơn vị duy nhất có quyền xiết các nguồn thu trên. Nợ xấu dễ dàng phát sinh từ đây. Hiện, không ít trường hợp ngân hàng cho vay có tài sản đảm bảo mà còn khó xử lý.

Giải pháp nào?

Để hạn chế những hệ lụy trên, trưởng phòng khách hàng cá nhân của một ngân hàng cho rằng, bản thân người mở thẻ tín dụng cần lựa chọn các ngân hàng có quy định chặt chẽ về vấn đề này. Chẳng hạn ở ngân hàng của ông, khi khách hàng yêu cầu có thể đăng ký dịch vụ xác thực qua OTP (tức là mỗi lần thanh toán hoặc sử dụng bằng thẻ, khách hàng sẽ được cung cấp một mã OTP đến điện thoại, nạp đúng mã này thì thẻ mới có tác dụng hoặc nếu các khoản thanh toán hoặc rút tiền có giá trị trên 10 triệu đồng, ngân hàng phải gọi điện xác thực chủ thẻ). Vị cán bộ này cũng khuyến cáo, ngay khi không tìm thấy thẻ, khách hàng cần báo ngay với ngân hàng để khóa thẻ hoặc có thể đăng ký hạn mức thấp hơn mức tối đa được phép để hạn chế bớt rủi ro. Nhưng đó là những biện pháp để hạn chế tình trạng thẻ bị đánh cắp, bị trục lợi… Trong trường hợp chủ thẻ cố tình muốn rút tiền nóng…, giải pháp nào để hạn chế các rủi ro nợ xấu phát sinh cho cả ngân hàng và chủ thẻ? Về vấn đề này, vị cán bộ cho biết, cần một chỉ đạo từ các cơ quan quản lý, bởi nguyên tắc của thẻ tín dụng là hạn chế rút tiền mặt mà chỉ khuyến khích sử dụng để thanh toán dịch vụ, hàng hóa. Đồng thời ngân hàng cũng là lĩnh vực có phản ứng dây chuyền, rủi ro của ngân hàng này có thể ảnh hưởng tới ngân hàng khác và toàn hệ thống.

Trâm Anh

Nguồn KTĐT: http://kinhtedothi.vn/quy-trinh-quet-pos-rut-tien-nhung-he-luy-kho-luong-271631.html