Quyết định chưa từng có của Mỹ khi cạnh tranh với Israel

Để cạnh tranh trực tiếp với hãng Rafael của Israel trong gói thầu mua tên lửa chống tăng của Ấn Độ, Mỹ vừa công bố kế hoạch táo bạo.

Liên doanh Raytheon Co và Lockheed Martin Corp của Mỹ vừa công bố kế hoạch sản xuất

tên lửa chống tăng Javelin và các đơn vị phóng tại Ấn Độ. Để sẵn sàng cho kế hoạch của mình, liên doanh Mỹ đã ký bản ghi nhớ (MOU) với nhà sản xuất hệ thống dẫn đường Bharat Dynamics Limited (BDL).

Tên lửa chống tăng Javelin.

Tên lửa chống tăng Javelin.

Nếu kế hoạch sản xuất Javelin tại Ấn Độ được hiện thực hóa, BDL sẽ là đơn vị cung cấp hệ thống dẫn đường cho những tổ hợp tên lửa chống tăng Javelin. Dù chưa rõ bản kế hoạch của Mỹ có thành công hay không nhưng nó cho thấy, đây là điều chưa từng được nhà thầu quốc phòng Mỹ thực hiện ở nước ngoài.

Lý giải điều này, tờ The Indian Express cho rằng, việc Mỹ sẵn sàng với kế hoạch sản xuất Javelin tại Ấn Độ không gì khác là cạnh tranh trực tiếp với Rafael của Israel - nhà sản xuất dòng tên lửa chống tăng tầm xa Spike bản thỏa thuận đã được Bộ Quốc phòng Ấn Độ ký với Israel.

Theo điều khoản được ký kết, Ấn Độ muốn mua ít nhất 8000 tên lửa Spike và hơn 300 bệ phóng theo một thỏa thuận trị giá 525 triệu USD. Kế hoạch mua sắm được công bố trong bối cảnh căng thẳng gần đây giữa Ấn Độ với Trung Quốc và các vụ đụng độ trên biên giới Kashmir với Pakistan.

"An ninh quốc gia là mối quan tâm tối thượng của chính phủ. Tất cả các rào cản và vướng mắc trong quá trình mua bán vũ khí cần được giải quyết nhanh chóng với mục đích phục vụ tốt nhất cho an ninh quốc gia", Bộ Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố tại thời điểm quyết định mua Spike.

Tên lửa chống tăng Spike là hệ thống tên lửa điện quang đa năng, đa dụng, có thể ứng dụng trên nhiều phương tiện tác chiến khác nhau (trên bộ, trên không, trên biển). Nó được hãng Quốc phòng tiên tiến Rafael của Israel chế tạo.

Tên lửa loại này có bán kính hoạt động 25 km, trọng lượng 71 kg, rất nhẹ mà giá thành lại rẻ cả trong bảo dưỡng lẫn khai thác sử dụng. Spike có thể mang nhiều loại đầu đạn khác nhau: nổ phá mảnh, xuyên phá, thông minh, đa năng,…

Nó có thể tích hợp với hệ thống dẫn đường vệ tinh hoặc máy bay không người lái, có hệ thống định vị mục tiêu riêng kết hợp điều khiển từ xa. Với những tính năng này, Spike của Israel vượt xa tính năng Javelin của Mỹ.

Không chấp nhận thua cuộc, nhà sản xuất Mỹ đã công bố kế hoạch táo bạo của mình nhằm đánh bại đối thủ Rafael. Hiện phía Ấn Độ vẫn chưa có tuyên bố chính thức nào về kế hoạch của nhà thầu Mỹ.

Theo Tuấn Vũ/Báo Đất Việt

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/quyet-dinh-chua-tung-co-cua-my-khi-canh-tranh-voi-israel/20200224072055851