'R-30 Bulava đủ sức tấn công và phá hủy Mỹ'

Theo National Interest, hạm đội tàu ngầm Nga với tên lửa và khiến Washington hoàn toàn lép vế.

Bài viết cho biết, ngay cả khi lực lượng hạt nhân Nga bị tấn công và thiệt hại lớn trong đợt tấn công chớp nhoáng đầu tiên thì biên đội tàu ngầm Borei với tên lửa R-30 Bulava vẫn đủ sức trả đòn và khiến toàn bộ nước Mỹ tê liệt.

"Mỗi chiếc tàu ngầm Borei đều được trang bị tới 16 tên lửa đạn đạo R-30 mang theo đầu đạn hạt nhân với sức công phá lên tới 150 kiloton, có thể phá hủy bất kỳ thành phố hay mục tiêu quân sự nào mà nó hướng đến. Cùng với sức tấn công hủy diệt của dàn vũ khí mang theo, tàu ngầm hạt nhân Nga, cụ thể là tàu thuộc lớp Borei có thể hoạt động không gây ồn, nó êm hơn rất nhiều những tàu ngầm thời Liên xô và và tàu ngầm Mỹ hiện nay", báo Mỹ viết.

Vậy sức mạnh của đội tàu ngầm Mỹ có thực sự thua kém Nga? Và câu trả lời khá bất ngờ đến từ một bài viết trên tạp chí khác của Mỹ là USNI News khi cho rằng, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Bulava của Nga quá yếu đuối khi so với Mỹ.

Nhận định trên được tạp chí Mỹ đưa ra khi so sánh tên lửa Trident IID5 trên tàu ngầm Mỹ và Bulava của Hải quân Nga. Hiện nay, tên lửa SLBM Trident IID5 có CEP thấp nhất - chỉ khoảng 100m, trong khi đó thì Bulava của Nga hơn gấp đôi - khoảng 250m. Cùng với độ chính xác cực cao, Trident IID5 cũng đứng thứ hai về cự ly phóng, chỉ sau tên lửa Sinheva của Nga.

Nhưng sau khi Nga thay thế các tàu ngầm chiến lược thế hệ ba Delphin và Kalmar bằng các tàu ngầm thế hệ 4 lớp Borey thì SLBM Sinheva sẽ được đưa ra khỏi trang bị. Và khi đó chỉ còn lại Bulava và tên lửa này đang thua Trident IID5 cả về cự ly phóng và trọng lượng tác chiến.

Không chấp nhận sự thua kém trước Mỹ, Nga đã quyết định nâng cấp tên lửa SLBM chiến lược của mình khiến mọi thông số của Bulava tương đương với tên lửa Trident IID5 của Mỹ. Ngoài ra, sau khi hoàn thành nâng cấp, hệ thống điều khiển của SLBM Bulava được cho là sẽ hoàn thiện hơn Trident IID5. Đặc biệt, Bulava có nhiều thủ pháp hiện đại để chọc thủng hệ thống phòng chống tên lửa của đối phương.

Giai đoạn phóng của Bulava – tức là trong khoảng thời gian mà tên lửa dễ bị phát hiện nhất do động cơ đang làm việc thì lại được thực hiện trong một khoảng thời gian rất ngắn (có nghĩa là khó bị phát hiện hơn ngay sau khi phóng). Người Nga tin rằng, quỹ đạo bay thẳng khiến các tên lửa đánh chặn có quá ít thời gian để phản ứng. Chình vì vậy, Bulava có thể dễ dàng khoan thủng hệ thống phòng thủ của đối phương.

Theo nhận định của trang USNI News, với những tính năng của bản nâng cấp mới của SLBM Bulava khi kết hợp với tàu ngầm Borei, Nga sẽ tạo nên cơn đau đầu mới cho Mỹ. Để chứng minh sức mạnh của cặp vũ khí chiến lược này, mới đây tàu ngầm Borei đã phóng liên tiếp 4 tên lửa Bulava. Tổng sức mạnh của loạt phóng này có thể so sánh với 160 quả bom hạt nhân Mỹ thả xuông Nhật Bản năm 1945. Mặc dù vậy, báo Mỹ cho rằng, sức mạnh của Bulava vẫn không thể sánh với Trident IID5. Ảnh trong bài: Tàu ngầm Nga phóng tên lửa Bulava. (Tuấn Vũ)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/anh-nong/r-30-bulava-du-suc-tan-cong-va-pha-huy-my-3388057/