Rắn hổ trâu liên tục tấn công, thỏ con đơn độc chiến đấu và màn lật kèo bất ngờ

Con rắn hổ trâu đang đi săn mồi thì bất ngờ đụng trúng một con thỏ. Ngay lập tức, nó đã lao vào tấn công để thị uy sức mạnh.

Trong lúc đi chụp ảnh tại khu bảo tồn động vật hoang dã ở Keenesburg, Colorado, Mỹ, nhiếp ảnh gia Mike Reardon đã vô tình chứng kiến cuộc chạm trán giữa một con thỏ và một con rắn hổ trâu. Tưởng chừng chú thỏ nhút nhát sẽ dễ dàng chịu trận và biến thành bữa ăn của kẻ săn mồi nhưng bất ngờ, buổi đi săn đã biến thành buổi cuộc chiến một mất một còn giữa hai con vật.

Thỏ - Loài động vật thường xuyên bị săn

Thỏ là động vật có vú nhỏ, sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới. (Ảnh: Dailymail)

Thỏ là động vật có vú nhỏ, sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới. (Ảnh: Dailymail)

Thỏ là động vật có vú nhỏ được xếp vào họ Leporidae thuộc bộ Lagomorpha, sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới. Loài thỏ được con người biết đến đầu tiên vào khoảng 1000 năm trước công nguyên tại Châu Âu. Thỏ rừng châu Âu là loài thỏ duy nhất được thuần hóa thành thỏ nhà. Thỏ rừng lớn hơn thỏ nhà, tai cũng dài hơn và bộ lông có đốm đen. Chúng làm tổ trên mặt đất và không sống thành đàn.

Thỏ rừng có xương chi sau to và hệ cơ phát triển để trở thành công cụ phòng thủ trước những kẻ săn mồi. Do vị trí của mắt thỏ trên hộp sọ, thỏ có tầm nhìn gần 360 độ, trừ một điểm mù phía đầu mũi. Cơ thể của thỏ rừng gần giống với hình quả trứng. Bộ lông của chúng có nhiều màu khác nhau trên cùng một sợi, với mục đích là để ngụy trang.

Thỏ rừng có xương chi sau to và hệ cơ phát triển. (Ảnh: Dailymail)

Tai của chúng rất lớn bởi nó được dùng để phát hiện và đề phòng kẻ săn mồi. Đối với các loài thỏ, chiều dọc của tai thường dài hơn chiều ngang. Tai thỏ là cấu trúc quan trọng dùng trong điều hòa thân nhiệt và phát hiện kẻ thù tùy thuộc vào 3 phần tai trong, tai giữa, tai ngoài tương tác với nhau như thế nào. Cơ tai thỏ được dùng để giữ thăng bằng di chuyển trong khi chạy trốn kẻ thù.

Thỏ là động vật bị săn mồi nên chúng luôn luôn phải nhận thức về môi trường xung quanh. Ví dụ, ở vùng ven Địa Trung Hải của Châu Âu, thỏ là đối tượng bị săn đuổi chính của cáo đỏ, lửng và mèo rừng Iberia.

Tai của thỏ rất lớn bởi nó được dùng để phát hiện và đề phòng kẻ săn mồi. (Ảnh: Dailymail)

Khi phải đối mặt với mối đe dọa tiềm tàng, thỏ sẽ tỏ cảm giác sợ hãi và quan sát sau đó báo động cho đồng loại bằng cách dậm mạnh xuống nền đất. Thỏ tránh khỏi bị săn bắt bằng cách đào hang dưới đất, nhảy liên tục theo đường dích dắc, và nếu bị bắt, thỏ sẽ tung cú đá mạnh bằng chân sau. Hàm răng khỏe cho phép thỏ ăn và cắn kẻ thù để chạy thoát.

Rắn hổ trâu – Kẻ săn mồi hung dữ

Rắn hổ trâu hay còn gọi là rắn ráo trâu hay rắn long thừa, rắn hổ hèo, rắn hổ dện (vện), là một loài rắn thuộc họ Rắn nước. Rắn ráo trâu là sinh vật ban ngày, vừa sinh sống trên cây lẫn dưới đất, không độc và di chuyển nhanh. Chúng ăn nhiều loại con mồi và thường được tìm thấy ở các khu vực nơi loài gặm nhấm phát triển mạnh.

Rắn hổ trâu là sinh vật ban ngày, vừa sinh sống trên cây lẫn dưới đất. (Ảnh: Dailymail)

Chiều dài phổ biến của rắn hổ trâu là từ 1,5m đến 1,95m. Kỷ lục của một con rắn hổ trâu dài nhất được ghi nhận là 3,7m. Rắn hổ trâu có một đặc tính rất thú vị đó là chúng có thể bạnh cổ như rắn hổ mang và phát ra tiếng kêu. Ngoài ra, chúng còn có khả năng bật nhảy lên cao hoặc ra xa về phía trước để tấn công con mồi.

Theo nghiên cứu của các nhà sinh thái học, rắn hổ trâu này thường sống ở các vùng đồng bằng, trung du, trong các bụi cây, bụi tre, chúng thường chiếm hang chuột làm hang ổ cho chính mình.

Rắn hổ trâu kiếm ăn suốt trọn một ngày. (Ảnh: Dailymail)

Mặc dù là một loài bò sát sống trên cạn nhưng khả năng leo cây và bơi trong nước của chúng lại rất giỏi. Bạn có thể bắt gặp rắn hổ trâu cả ban ngày lẫn ban đêm vì nó kiếm ăn suốt trọn một ngày.

Màn lật kèo bất ngờ

Tuy nhiên không phải lúc nào kẻ săn mồi cũng chiến thắng. Trong lần đụng độ ở khu bảo tồn động vật hoang dã ở Keenesburg, con rắn hổ trâu đã bị đối thủ phản công kịch liệt và biến cuộc đi săn thành thảm họa.

Con rắn hổ trâu sau khi phát hiện ra con thỏ liền lao vào tấn công. Đáng tiếc, chú thỏ thay vì chạy trốn lại ở lại đối đầu với nó. Mặc dù con rắn liên tục tung ra những nhát cắn hiểm nhưng con thỏ vẫn luôn nhảy vòng tròn và né tránh được. Có lúc con rắn đã cắn trúng tai con thỏ nhưng nhờ kiên trì đáp trả suốt 10 phút, cuối cùng chú thỏ đã đánh bại con rắn hổ trâu. Con rắn hổ trâu vừa bị hụt mất con mồi lại bị thua đau nên đành ngậm ngùi bỏ đi.

*Bài viết được tổng hợp từ BoredPanda, Dailymail.

Nguyệt Phạm

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/ran-ho-trau-lien-tuc-tan-cong-tho-con-don-doc-chien-dau-va-man-lat-keo-bat-ngo-20230414171835865.htm