Rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật (TKTV), là sự mất cân bằng của hệ thần kinh thực vật, thần kinh thực vật có chức năng điều hòa các cơ quan nội tạng như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết, chuyển hóa…

Hệ thần kinh thực vật gồm 2 hệ, đó là hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Tác dụng của giao cảm và phó giao cảm thường có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Nhưng trong trường hợp mất cân bằng thì không điều hòa được hệ thống này và đưa đến các các cơ quan nội tạng bị rối loạn, thể hiện các triệu chứng trên cơ thể thì gọi là rối loạn thần kinh thực vật.

Sơ đồ chi phối các cơ quan của hệ thần kinh thực vật.

- Hệ giao cảm:

+ Trung khu của hệ giao cảm ở sừng bên chất xám tủy sống từ ngực 1 đến thắt lưng 2-3.

+ Trên hệ thống tim mạch hệ thần kinh giao cảm có thể tác động làm co mạch, tim đập nhanh mạnh và gây ra tình trạng tăng huyết áp kích thích tuyến mồ hôi hoạt động. Còn trên hệ thống hô hấp thì hệ thần kinh giao cảm sẽ làm tăng nhịp thở, thở nông và nhanh. Do chức năng của hệ thần kinh giao cảm ảnh hưởng tới hệ thống tim mạch và hô hấp nên khi bị cường chức năng giao cảm sẽ có triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực mạnh và gây nên tình trạng tăng huyết áp, gây vã mồ hôi, co thắt cơ trơn phế quản….

- Hệ phó giao cảm:

+ Trung khu của hệ phó giao cảm phân bố 3 nơi: não giữa, hành cầu não và các đốt cùng của tủy sống.

+ Tác dụng của hệ thần kinh phó giao cảm lại hoàn toàn ngược lại với thần kinh giao cảm khi cho một số tác dụng như: làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, tăng co thắt, thở chậm….

=> Chính vì đảm nhận nhiệm vụ trái ngược nhau nên chỉ cần yếu tố cân bằng giữa hệ thống thần kinh giao cảm và thần kinh phó giao cảm bị ảnh hưởng sẽ gây nên bệnh lý rối loạn thần kinh thực vật.

1. Các biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật

- Hệ thần kinh thực vật gồm hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Sự mất cân bằng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm dẫn đến bệnh lý của hệ thần kinh thực vật. Tùy thuộc vào loại rối loạn mà bệnh biểu hiện thành các triệu chứng khác nhau:

- Hệ thần kinh:Bệnh nhân đau đầu, thường hay đau nửa đầu, giai đoạn đầu thì đau từng cơn, về sau đau âm ỉ, đau ko rõ ràng vị trí. Đau đầu sẽ tăng khi thay đổi thời tiết, thời kỳ giao mùa, liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Đau đầu có thể kèm theo chóng mặt, giảm trí nhớ, hay quên và kém tập trung. Đây là lý do người bệnh đi khám đa khoa và làm lưu huyết não, điện não đồ và thường được kết luận: rối loạn tuần hoàn máu não, thiểu năng tuần hoàn máu não hay rối loạn vận mạch. Đau đầu, chóng mặt sẽ tăng lên khi bệnh nhân có kèm theo mất ngủ, lo âu. Thì triệu chứng mất ngủ là lý do chính để người bệnh tìm đến bác sỹ chuyên khoa tâm thần.

Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

- Tim mạch: hồi hộp, đánh trống ngực do nhịp tim nhanh, huyết áp tăng hay hạ huyết áp. Nếu bệnh nhân bị hạ huyết áp sẽ có biểu hiện hoa mắt chóng mặt, choáng do tụt huyết áp tư thế đứng. bn có biểu hiện đau thắt ngực, kèm theo nóng ran vùng ngực. Chính vì hồi hộp trống ngực nên bệnh nhân thường đi khám chuyên khoa tim mạch.

- Hệ tiêu hóa: do rối loạn chức năng co bóp của dạ dày, ruột gây ra đau bụng vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa, táo bón, đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, nôn, buồn nôn. Một số biểu hiện làm co thắt ruột giữ rội gây đau bụng đôi khi phải đi cấp cứu và không tìm được nguyên nhân. Bệnh kéo dài sẽ dẫn đến bị cồn cào ruột gan, bồn chồn, đứng ngồi không yên, làm cho bệnh nhân lo lắng căng thẳng là nguyên nhân bệnh nhân thường xuyên đi khám chuyên khoa tiêu hóa và thường được chẩn đoán bệnh viêm dạ dày hay viêm đại tràng mạn tính.

- Hệ tiết niệu:rối loạn tiết niệu, gây tiểu khó, tiểu không tự chủ, kích thích tiểu tiện khi căng thẳng và tiểu không hết nước tiểu, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

- Hệ bài tiết:rối loạn tiết mồ hôi, giảm tiết hoặc tăng tiết quá mức, ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể, thân nhiệt nóng lạnh bất thường.

- Hệ hô hấp: co thắt cơ trơn phế quản gây khó thở, tăng khi thay đổi thời tiết hoặc căng thẳng. Hụt hơi khó thở, tức ngực. Ngạt mũi do giãn cuốn mũi.

- Hệ cơ xương khớp:máy giật cơ, buồn bực chân tay, đau nhức xương khớp khi trở trời.

- Hệ sinh dục: rối loạn tình dục, bao gồm cả vấn đề đạt được hoặc duy trì sự cương cứng, xuất tinh sớm ở nam giới và khô âm đạo, khó đạt cực khoái ở phụ nữ. Rối loạn kinh nguyệt.

- Hệ lông tóc móng: bệnh có thể gây rụng tóc, da khô, hư móng, co giãn mạch ngoài da...

- Triệu chứng toàn thân như: mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, ớn lạnh, đau mỏi vai gáy, đau mỏi cột sống, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn lo âu, có bệnh nhân có cảm giác không sống nổi, như sắp chết. Phản ứng sinh học chậm chạp với ánh sáng, gặp khó khăn khi lái xe vào ban đêm.

2. Nguyên nhân

Thạc sỹ bác sỹ Phùng Thanh Hải chia sẻ về Rối Loạn Thần Kinh Thức Vật trên VTV9

Nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh thực vật là do hậu quả của 1 số bệnh hoặc do tác dụng phụ của thuốc.

- Nguyên nhân do hậu quả của các bệnh:

+ Những bệnh do nhiễm virut, sốc nhiễm trùng nhiễm khuẩn, tổn thương ở não, viêm não, CTSN, TBMMN, chấn thương tủy sống…

+ Các bệnh cơ thể như bệnh đái tháo đường; Basedow, Cao huyết áp, bệnh tự miễn như Sjogren, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, loét dạ dày – tá tràng, hội chứng Guilain – Barre

+ Bệnh lý thoái hóa thần kinh, Parkinson, Alzheirmer, teo não, đa xơ cứng và mất trí nhớ.

+ Tiếp xúc với những hóa chất độc hại; nghiện chất, nghiện rượu, ma túy…

+ Bệnh nhân bị stress kéo dài, trầm cảm, rối loạn lo âu, bệnh nhân hưng cảm, kích động ngôn ngữ hành vi, bệnh nhân loạn thần như hoang tưởng, ảo giác…

- Nguyên nhân do tác dụng phụ của thuốc:

+ Là những tác dụng phụ của thuốc gây phản ứng, dị ứng thuốc

+ Là do những thuốc điều trị tim mạch, nội tiết, thần kinh…

+ Thuốc gây hội chứng ngoại tháp (thuốc an thần kinh cổ điển): run chân tay, cứng hàm lưỡi, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, vã mồ hôi, khó thở…

+ Thuốc hóa trị ung thư.

3. Phát hiện sớm bị rối loạn thần kinh thực vật thì đến cơ sở y tế

Khi phát hiện mình bị rối loạn thần kinh thực vật thì phải đi đến cơ sở y tế để khám càng sớm càng tốt. Khi đó cân nhắc mình bị RLTKTV nguyên nhân từ đâu? do bệnh nội khoa thì cần bs chuyên ngành nội; nếu do thần kinh thì khám chuyên khoa thần kinh; nếu do tâm lý, do trầm cảm, lo âu, hay do nghiện rượu, nghiện chất thì phải tìm đến chuyên khoa tâm thần khám và điều trị. Bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nếu mắc phải thì nó ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới đời sống của bệnh nhân. Bởi vì nếu mắc phải bệnh nhân sẽ cảm thấy đầu óc chếnh choáng hoặc hoa mắt, chóng mặt; Rối loạn giấc ngủ, thường là mất ngủ; Hay đi đái dắt; Ăn nhanh no; Thể hiện một sự nhạy cảm với ánh sáng quá mức; Đối với nam giới không có khả năng cương cứng dương vật; Rối loạn vận mạch ở da, da nổi mẩn đỏ; Dễ bị rám nắng; Nhịp tim nhanh hoặc có khi là nhịp chậm; Hay đi tiểu tiện, kể cả ban ngày hay ban đêm; Thường xuyên có cảm giác buồn nôn; Rối loạn cương cứng dương vật; Ra mồ hôi quá nhiều; Táo bón hoặc tiêu chảy; Cảm thấy mệt mỏi quá mức; Cảm giác lo âu hoặc hoảng hốt sợ hãi; Tụt huyết áp tư thế, đôi khi có thể dẫn đến ngã đột ngột; Đau ngực, cảm giác khó thở; Đau dây thần kinh; Khô miệng...

Tuy nhiên người bệnh tìm đến đúng chuyên khoa, tuân thủ điều trị và làm theo hướng dẫn của thầy thuốc thì sẽ khỏi được bệnh, nên bệnh nhân không cần quá lo lắng mà thay vào đó là nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để điều trị sớm nhất có thể.

4. Hậu quả

Những người bệnh bị rối loạn thần kinh thực vật, dẫn đến họ sẽ luôn cảm thấy đau đầu, thường đau nửa đầu, có thể kèm theo chóng mặt, nhịp tim nhanh, hồi hộp trống ngực, đau thượng vị, cồn cào ruột gan, bồn chồn, vã mồ hôi, lạnh chân tay, sởn gai ốc, run rảy chân tay… làm cho người bệnh luôn phàn nàn, kêu ca với người thân, và luôn đi khám các chuyên khoa khác nhau, như tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, da liễu, thần kinh…nhưng do đi khám và không tìm được nguyên nhân, cũng như uống thuốc điều trị không đỡ càng làm cho người bệnh lo lắng, suy nghĩ căng thẳng đến quá mức.

Đôi khi người nhà cũng không hiểu, cho là giả vờ làm bệnh nhân càng căng thẳng, bức xúc…rồi tình trạng bệnh sẽ nặng dần và ngủ kém dần, rồi mất ngủ, kèm theo lo lắng, mệt mỏi, sợ tiếng động, âm thanh và tránh đám đông và giảm các hứng thú trong cuộc sống, dần luôn lo lắng bệnh tật và cho mình bị bệnh nặng, bệnh nan y.

Tình trạng nặng này nếu không được các bác sỹ chuyên khoa tâm thần tư vấn và điều trị sẽ dẫn đến các bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm, nặng hơn là trầm cảm có loạn thần, bệnh nhân xuất hiện các hoang tưởng nghi bệnh, hoang tưởng bị tội, có thể có ý nghĩ và hành vi tự sát.

Ngồi thiền giải tỏa stress ngừa rối loạn thàn kinh thực vật

5. Lời khuyên phòng bệnh rối loạn thần kinh thực vật

- Bệnh nhân cần tập suy nghĩ tích cực, duy trì thể dục và lối sống lành mạnh, từ bỏ các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào, cà phê, trà đặc...không sử dụng thuốc ma túy, tránh vũ trường, sàn nhảy…

- Bệnh nhân cần tập hít thở sâu; xoa vùng trên rốn hàng ngày có giá trị lớn trong phòng và điều trị RLTKTV.

- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc sử dụng trong điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm và một số thuốc tim mạch có thể gây RLTKTV nên bệnh nhân và người khỏe mạnh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhiễm virut và vi khuẩn cũng gây RLTKTV nên mọi người cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: rửa tay thường xuyên sau khi tiếp xúc với đồ vật, sau khi lao động; đeo khẩu trang khi ra đường hay ở nơi công cộng; luôn thực hiện ăn chín uống sôi. Tránh các sang chấn tinh thần; không nên thủ dâm quá nhiều...

6. Điều trị rối loạn thần kinh thực vật

Ths.Bs. Phùng Thanh Hải trả lời các câu hỏi và tư vấn về bệnh “Rối loạn thần kinh thực vật” trong chương trình: Sức khỏe trong tầm tay của bạn phát trên kênh vtv9.

- Điều trị RLTKTV chủ yếu là điều trị các nguyên nhân gây bệnh. Việc điều trị triệt để nhằm thiết lập được sự cân bằng trong hệ thần kinh, sự cân bằng giữa hệ giao cảm và phó giao cảm. Tuy nhiên, đến nay, hầu như các nhà chuyên môn mới chỉ điều trị triệu chứng. Các thuốc thường dùng gồm: dùng các thuốc canxi, sinh tố nhóm B (đặc biệt Vitamin B6), acid glutamic, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa mất ngủ và những rối loạn lo âu, thuốc điều chỉnh nhu động ruột; thuốc điều chỉnh cơ thắt bàng quang để chữa rối loạn tiểu tiện; thuốc tim mạch; thuốc làm giảm tiết mồ hôi; Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có thuốc làm tăng tiết mồ hôi đối với trường hợp giảm tiết; thuốc điều trị rối loạn cương dương ở nam giới và thuốc bôi trơn âm đạo cho phụ nữ...

- Rối loạn thần kinh thực vật mà hiện tượng tăng tiết mồ hôi quá nhiều, đặc biệt ở lòng bàn chân, bàn tay do trạng thái cường chức năng giao cảm, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động… Trường hợp này bác sĩ chuyên khoa thần kinh có thể làm thủ thuật hủy hạch giao cảm ngực.

- Kết hợp phương pháp vật lý trị liệu: xông hơi thuốc trên huyệt, xoa bóp, bấm huyệt cũng giúp cho kết quả điều trị cao hơn và nhanh khỏi hơn.

- Liệu pháp tâm lý:
+ Tránh các sang chấn tân lý trong cuộc sống hàng ngày kể cả tình huống căng thẳng trên phim ảnh và sách báo.
+ Liệu pháp thư giãn luyện tập để tạo tâm lý thư giãn, bớt căng thẳng tâm lý.
+ Tập thở kiểu YOGA để điều hòa chức năng hoạt động của thần kinh thực vật
+ Ngồi thiền giúp tĩnh tâm, giảm căng thẳng tâm lý.
+ Đôi khi ở rất hiếm bệnh nhân tự nhiên khỏi bệnh không cần điều trị.

Thạc sỹ, Bác sỹ Phùng Thanh Hải – Phó khoa cấp tính nữ Bệnh viện tâm thần Trung ương I.

- Tập thể dục thể thao

Cũng có thể luyện tập đi bộ 1 ngày ít nhất 1 tiếng đồng hồ, những bước chân vô thức sẽ tác động rất tốt và điều chỉnh lại hệ thần kinh thực vật. Khoảng 1 thời gian sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt nhưng muốn lấy lại cảm giác thì phải tập liên tục trong 6 tháng. Tuy nhiên, thần kinh thực vật là một hệ thống tuần thể nên việc điều chỉnh hoạt động của cả cơ thể mình mới là điều quan trọng nhất.

- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Người rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì? Một khẩu phần ăn uống đầy đủ để hệ thống thần kinh thực vật được nuôi dưỡng đúng cách để hoạt động tốt . Protein động vật là đặc biệt hữu ích cho hệ thống não bộ và thần kinh vì nó có chứa chất béo và protein cần thiết cho các dây thần kinh. Chúng bao gồm các acid béo omega- 3 và omega – 6 axit béo thiết yếu. Thực phẩm tuyệt vời cho hệ thống thần kinh là trứng, thịt , các loại hạt, các loại rau củ và dầu cá như cá hồi.

Để giữ cho thần kinh thực vật ổn định cần bổ sung chất dinh dưỡng là canxi, magiê, kẽm. Hầu hết tất cả mọi người nên có những bổ sung ngay, khi chế độ ăn uống của họ thường là thấp . Vitamin nhóm B cũng là quan trọng nhất, và chủ yếu thu được từ men dinh dưỡng, thịt và trứng.

Bệnh nhân có thể đến khám và tư vấn tại phòng khám của Thạc sĩ, Bác sĩ Phùng Thanh Hải gần cổng Bệnh viện tâm thần Trung ương 1- Thường Tín – Hà Nội. Điện thoại tư vấn 0989050505

Quý Phạm

Nguồn GĐ&PL: http://giadinhphapluat.vn/roi-loan-than-kinh-thuc-vat-p50409.html