Rợn người cảnh lột da, lóc thịt hàng trăm con cá voi

Mỗi năm, hàng trăm con cá voi khổng lồ sẽ bị các ngư dân sống trên quần đảo Faroe săn giết. Sau khi săn giết thành công, xác của những con cá voi này sẽ được đưa về bến cảng để dễ dàng lột da, lóc thịt và lấy mỡ.

Vào ngày 22/8 vừa qua, tại Jatnavegur thuộc quần đảo Faroe, cơ thể của những con cá voi khổng lồ bị săn giết đã được đưa vào bến tàu để tiến hành lột da, lóc thịt.

Những con cá voi đáng thương này được săn bắt một cách hợp pháp ở quần đảo Faroe do truyền thống lâu đời của người dân nơi đây. Người dân địa phương tự coi mình là hậu duệ của người Viking và cho rằng truyền thống săn giết cá voi từ hàng ngàn năm của họ đáng được tôn trọng.

Mỗi năm, hàng trăm con cá voi khổng lồ sẽ bị các ngư dân sống trên quần đảo Faroe săn giết. Sau khi săn giết thành công, xác của những con cá voi này sẽ được đưa về bến cảng để dễ dàng lột da, lóc thịt và lấy mỡ.

Tất cả số thịt và mỡ cá voi sẽ được chia đều cho những cư dân địa phương sống trên đảo. Phần nội tạng thường bị bỏ lại và vứt đi cùng với khung xương khổng lồ của cá voi.

Chính quyền Faroe khẳng định việc lấy thịt và mỡ cá voi giúp người dân địa phương có thể sinh sống tự túc thay vì phải nhập nguồn đạm mà mỡ từ khu vực khác.

Theo báo cáo, trong lần săn giết cá voi thường niên vừa qua, đã có hơn 180 con cá voi khổng lồ chủ yếu là voi hoa tiêu và cá voi mõm khoằm bị săn giết.

Được biết, do tập tính sinh hoạt trong quá trình di cư, những con cá voi hoa tiêu buộc phải bơi về phía bờ của các hòn đảo thuộc khu vực quần đảo Faroe. Chúng không thể ngờ rằng, chính tập tình này lại biến chúng trở thành vật hiến tế trong sự kiện săn giết cá voi hàng năm của các ngư dân sống trên quần đảo.

Trong ảnh là cảnh tượng đầy ám ảnh, khi máu cả voi nhuộm đỏ cả một vùng biển rộng lớn ở quần đảo Faroe.

Mời quý vị xem video: Bị cá voi săn đuổi, hải cẩu khôn như người thoát thân ngoạn mục

Kiều Dụ (Theo Sina)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/the-gioi-dong-vat/ron-nguoi-canh-lot-da-loc-thit-hang-tram-con-ca-voi-1104890.html