Rợn người thần dược làm từ cơ thể người thời cổ đại

Nhiều nhà y khoa trong buổi bình minh lịch sử đã cố gắng bào chế thần dược từ thịt, máu hoặc xương người, vì họ cho rằng các nguyên liệu này có dược tính thần kỳ.

Dùng bộ phận cơ thể người làm thuốc nghe giống như một câu chuyện kinh dị. Nhưng đây lại là chuyện không quá lạ lùng ở nhiều nền văn minh thời cổ đại.

Nhiều nhà y khoa trong buổi bình minh lịch sử đã cố gắng bào chế thần dược từ thịt, máu hoặc xương người, vì họ cho rằng các nguyên liệu này có dược tính thần kỳ.

Có một học thuyết phố biến vào kỷ nguyên này, rằng việc ăn những phần thân thể người chết, người bệnh cũng hấp thụ một phần linh hồn của họ và trở nên khỏe mạnh hơn.

Người La Mã tin rằng, máu của các đấu sĩ bại trận có thể chữa bệnh động kinh. Vì vậy, tại các đấu trường, có những người chuyên lấy máu của người tử trận sau mỗi cuộc chiến.

Ở nền văn minh Babylon cổ đại, các thầy thuốc cho rằng nhiều loại bệnh có nguồn gốc từ tà ma. Để đuổi tà, các thầy thuốc sẽ cho bệnh nhân ngủ với một chiếc sọ người.

Trong văn hóa Trung Hoa, xuất hiện nhiều câu chuyện về ham muốn cải lão hoàn đồng, trường sinh bất tử bằng thịt của các nhà tu hành đã đắc đạo.

Ở châu Âu thời Trung cổ, còn có các thầy lang nổi tiếng với loại thuốc “bột xác ướp” - được bào chế từ những xác ướp Ai Cập cổ đại.

Đến đầu thế kỷ 20, chuyện về việc dùng bánh bao thấm máu tử tù để chữa bệnh lao được kể lại trong câu chuyện của nhà văn Lỗ Tấn, như lời tuyên án dành cho một niềm tin y học mông muội cần phải được loại bỏ...

Mời quý độc giả xem clip: Sự thật bất ngờ về kim tự tháp Ai Câp.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ron-nguoi-than-duoc-lam-tu-co-the-nguoi-thoi-co-dai-1344390.html