Rùng mình bãi rác thải hạt nhân độc hại nhất nước Mỹ

Khu tổ hợp hạt nhân Hanford Nuclear Reservation ở Washington là nơi độc hại nhất nước Mỹ với hàng chục triệu gallon chất thải phóng xạ được chôn dưới lòng đất.

Theo Insider, khu tổ hợp hạt nhân Hanford Nuclear Reservation, hiện đã ngừng hoạt động nằm trên vùng sa mạc ở Washington, là nơi độc hại nhất nước Mỹ. Được biết, 56 triệu gallon chất thải phóng xạ cất giấu trong các bể chứa đã được chôn dưới lòng đất ở khu vực này. (Nguồn ảnh: Insider)

Theo Insider, khu tổ hợp hạt nhân Hanford Nuclear Reservation, hiện đã ngừng hoạt động nằm trên vùng sa mạc ở Washington, là nơi độc hại nhất nước Mỹ. Được biết, 56 triệu gallon chất thải phóng xạ cất giấu trong các bể chứa đã được chôn dưới lòng đất ở khu vực này. (Nguồn ảnh: Insider)

NBC dẫn lời một số chuyên gia hạt nhân cảnh báo rằng Hanford là "thảm họa Chernobyl dưới lòng đất đang chờ xảy ra".

Được biết, Hanford Nuclear Reservation bắt đầu đi vào hoạt động vào ngày 6/9/1944. Khu tổ hợp nhà máy nguyên tử Hanford là nơi sản xuất plutonium để chế tạo Fat Man - quả bom nguyên tử được Mỹ thả xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản hồi cuối Chiến tranh Thế giới Thứ hai.

Lò phản ứng đầu tiên của Hanford được xây dựng trong vòng 11 tháng. Phần lớn công nhân khi đó không biết họ đang xây dựng cái gì...

...cho tới khi quả bom nguyên tử đầu tiên được ném xuống Hiroshima của Nhật Bản ngày 6/8/1945.

Để giữ bí mật về khu tổ hợp hạt nhân này, chính quyền Mỹ đã thiết lập vùng đệm có tên Hanford Reach và cấm mọi người xâm phạm.

Lò phản ứng B là lò phản ứng hạt nhân quy mô lớn đầu tiên được xây dựng. Trong ảnh là phòng kiểm soát của lò phản ứng B.

Plutonium của Hanford được sử dụng trong Trinity, quả bom nguyên tử được kích nổ đầu tiên, và trong Fat Man - quả bom được Mỹ thả xuống Nagasaki ngày 9/8/1945.

Trong thời gian hoạt động, Hanford Nuclear Reservation đã sản xuất khoảng 65% lượng plutonium mà Mỹ sử dụng.

Hanford đã sản xuất tổng cộng 67 tấn plutonium và chịu trách nhiệm một phần lớn trong 60.000 vũ khí hạt nhân mà Mỹ sản xuất năm 1987.

Tuy nhiên, việc sản xuất plutonium cũng khiến nước này phải trả giá. Ngay cả một lượng nhỏ plutonim cũng tạo ra lượng lớn chất thải ô nhiễm.

Chất thải rắn có thể là các dụng cụ bị nhiễm phóng xạ, cho tới quần áo và trang thiết bị hỏng...

Dấu hiệu tác động của Hanford đối với môi trường có thể được nhận thấy vào đầu năm 1960 khi một chú cá voi chết ở ngoài khơi bờ biển Oregon phát ra tia gamma.

Hiện tại, khu tổ hợp hạt nhân Hanford đã ngừng hoạt động. Tuy nhiên, chất thải phóng xạ được cất trong 177 bể chứa, mỗi bể chứa khoảng 55.000 đến 100.000 gallon, chôn dưới lòng đất biến nơi này trở thành vùng đất độc hại nhất nước Mỹ.

Năm 1989, một hiệp định ba bên được ký kết nhằm làm sạch khu vực tổ hợp Hanford, nhưng tiến trình bị chậm và thậm chí ngừng lại. Bộ Năng lượng Mỹ muốn xử lý toàn bộ số chất thải phóng xạ dưới lòng đất ở bãi rác thải hạt nhân Hanford vào năm 2047, song điều đó gần như là không thể.

Mời độc giả xem thêm video: Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF với Nga (Nguồn: VTC14)

Thiên An

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/the-gioi/rung-minh-bai-rac-thai-hat-nhan-doc-hai-nhat-nuoc-my-1280660.html