S-500 được Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất mạnh như thế nào?

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan miêu tả đã hoan nghênh kế hoạch cùng Nga sản xuất hệ thống tên lửa phòng thủ thế hệ mới. Động thái này có thể làm căng thẳng thêm quan hệ giữa Ankara và Washington.

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cùng sản xuất hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới S-500, Tổng thống Tayyip Erdogan xác nhận với hãng thông tấn Đức DW hôm 19/5.

Mỹ, một đồng minh trong liên minh NATO đe dọa đưa ra các lệnh trừng phạt chống lại bất kỳ quốc gia thành viên mua các hệ thống vũ khí Nga. Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Mỹ trở nên căng thăng sau khi Ankara mua hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 từ Moscow, DW đưa tin.

“Hoàn toàn không có gì có thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ rút lại quyết định mua S-400. Đó là một hợp đồng đã hoàn tất. Sẽ có hoạt động sản xuất chung hệ thống S-500 sau khi hợp đồng S-400 được hoàn tất,” ông Erdogan cho biết.

Đầu năm nay, các quan chức Mỹ nói với Thổ Nhĩ Kỳ nên hủy bỏ việc mua S-400, giải thích nó sẽ không tương thích với kho phần cứng quân sự hiện tại được Mỹ sản xuất và bán cho đồng minh.

Hệ thống tên lửa phòng không S-500 của Nga. Ảnh: Malgavko-DW

Hệ thống tên lửa phòng không S-500 của Nga. Ảnh: Malgavko-DW

Washington cũng lên tiếng quan ngại S-400 sẽ xóa bỏ thỏa thuận mua các máy bay chiến đấu F-35, cho biết kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống vũ khí do Nga sản xuất là “có vấn đề sâu sắc.”

Tháng qua, Mỹ dừng chuyển giao thiết bị F-35 vì Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết từ chối rút lại thỏa thuận mua S-400 với Nga.

“Mỹ đang chuyền bóng quanh quẩn giữa sân, cho thấy sự tiến thoái lưỡng nan. Nhưng sớm hay muộn, chúng tôi sẽ nhận được F-35. Mỹ không thể không bàn giao các máy bay chiến đấu,” ông Erdogan khẳng định với tờ báo Đức.

Hệ thống tên lửa phòng thủ S-500 có thể loại bỏ tên lửa và máy bay của kẻ thù trong không gian gần ở độ cao 100 km. Chưa có hệ thống phòng không nào hiện nay đạt độ cao như vậy, Bộ Quốc phòng Nga cho biết vào cuối tháng 3.

Một loại tên lửa dẫn đường tầm xa cực kỳ riêng biệt, mang mật danh 40N6 cũng đang được phát triển dành cho hệ thống phòng không mới. Đầu đạn tự động điều hướng của tên lửa có thể uốn lượn theo quỹ đạo Trái đất cùng lúc xác định mục tiêu trong không gian trước khi đánh chặn chúng.

Trước đây, tất cả các chức năng này đều do radar thuộc hệ thống phòng không thực hiện, nhưng tên lửa mới về cơ bản sẽ có “suy nghĩ” và hành động riêng với độ chính xác tuyệt đối, theo Bộ Quốc phòng Nga.

Hệ thống radar liên tục điều hướng từng quả tên lửa 40N6 nhưng chúng sẽ thực hiện các chức năng cụ thể cải thiện độ chính xác, các cụm radar khác nhau sẽ phụ trách từng nhiệm vụ, chẳng hạn tìm kiếm máy bay chiến đấu/trực thăng và tên lửa hành trình đang lướt trên mặt đất, tên lửa đạn đang bổ nhào từ trên cao và các mục tiêu địch khác trong không gian.

Quan hệ giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan ngày càng khăng khít sau khi hợp đồng mua S-400 được ký kết. Ảnh: Aydogan-DW

Các nhà thiết kế đang thử nghiệm đầu đạn khác nhau dành cho 40N6, nhưng cho đến nay họ vẫn giữ bí mật tuyệt đối. Bản thân 40N6 có thể bay đến mục tiêu với vận tốc siêu thanh lên đến 10.800 km, tức là nhanh gấp 9 lần vận tốc âm thanh.

Theo thông tin từ các nguồn mở, hệ thống S-500 có thể phá hủy mục tiêu ở khoảng cách 500 km so với phiên bản “tiền thân” S-400 là 400 km. Tuy nhiên, hiện chưa ai rõ tầm hỏa lực tối đa của S-500.

Khác biệt chính giữa S-500 với tất cả các đối tác nước ngoài là phạm vi tìm kiếm mục tiêu 360 độ. Đối thủ đáng gầm nhất của hệ thống tên lửa Nga, MIM-104 Patriot của Mỹ chỉ có thể tìm kiếm trực diện và góc tìm kiếm đạt 180 độ. Cần phải mất 30 phút triển khai các máy phóng Patriot và đặt chúng vào vị trí khai hỏa.

Đây là khoảng thời gian rất dài trong khi tên lửa địch đang ầm ầm phóng về phía Patriot với tốc độ hàng ngàn km/giờ. Ngoài ra, hệ thống phòng không của Mỹ chỉ đạt ầm bắn tối đa là 200 km, trong khi S-500 cố định 500 km và dự kiến xa hơn vào thời điểm hệ thống gia nhập Quân đội Nga.

Phạm Trúc

Nguồn BVPL: https://baovephapluat.vn/quoc-te/tin-tuc/s-500-duoc-nga-va-tho-nhi-ky-san-xuat-manh-nhu-the-nao-70021.html