Sắc màu lễ hội mùa Xuân của cộng đồng các dân tộc thiểu số

Lễ hội mùa Xuân tập hợp nhiều nghi thức dân gian, gần gũi nhất với văn hóa gốc của mỗi dân tộc. Khi màu hồng của hoa đào làm sáng lên núi rừng, xua cái lạnh mùa Đông miền Bắc và màu vàng tươi của hoa mai làm dịu cái nóng miền Nam là lúc các lễ hội mùa Xuân trên cả nước bắt đầu trong náo nức lòng người.

Chủ đạo của lễ hội mùa Xuân là cầu an, cầu phúc lộc cho năm mới. Nét chung trong lễ hội các dân tộc thiểu số là cầu mùa, tạ ơn thần linh, trời đất theo tín ngưỡng lâu đời của dân làm nông nghiệp. Ngoài ra, mùa Xuân là mùa cầu cho vạn vật sinh sôi, người già thêm tuổi, gia đạo thêm người, cầu ấm no, hạnh phúc quanh năm gắn với tín ngưỡng và tôn giáo của mỗi dân tộc.

Trò chơi dân gian đánh cù trong lễ hội Gầu Tào - một lễ hội xuất phát từ mong ước sinh thêm nhiều con của đồng bào Mông.

Ngày nay, các lễ hội mùa Xuân thường đi cùng với lễ cúng thần rừng như một lời cam kết bảo vệ nguồn lợi từ rừng của các dân tộc thiểu số.

Lễ vào nhà mới đón mùa Xuân của dân tộc Cơ Tu.

Sử dụng nhạc cụ dân tộc truyền thống không thể thiếu trong lễ hội cúng bến nước, lễ mừng lúa mới của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Điệu múa lăm-thôn truyền thống trong lễ hội mùa Xuân của đồng bào Khmer.

Lễ hội thả đèn hoa đăng và cúng thần nước của người dân Khmer Nam bộ.

Trương Thúy Hằng (thực hiện)

Nguồn Biên Phòng: http://bienphong.com.vn/sac-mau-le-hoi-mua-xuan-cua-cong-dong-cac-dan-toc-thieu-so/