Saffron - làm sao để phân biệt thật giả?

Saffron tức nhụy hoa nghệ tây vừa là một gia vị thơm ngon màu sắc bắt mắt dùng trong ăn uống hàng ngày, vừa là một dược liệu có nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe đã được khoa học chứng minh. Trên thị trường hiện nay, chất lượng và giá cả của mặt hàng được mệnh danh là 'vàng đỏ' này khá đa dạng. Bí quyết lựa chọn saffron tốt lại hợp lý về giá có trong bài viết này.

Thực hư hạn sử dụng

Dù được trồng ở đâu thì mỗi năm saffron cũng chỉ có duy nhất một vụ thu hoạch vào cuối tháng 10. Sau đó saffron được sấy khô và sử dụng dần. Nếu được bảo quản tốt, saffron có thể để được 4 năm tính từ khi thu hoạch mà vẫn giữ nguyên chất lượng. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng tốt nhất của saffron vẫn là trong vòng 2 năm đầu tiên.

Với các sản phẩm saffron đang bán trên thị trường hiện nay, tùy từng hãng mà hạn sử dụng ghi trên bao bì sẽ khác nhau- từ 2 năm, 3 năm đến 4 năm. Có hãng tính hạn dùng từ ngày đóng gói, có hãng tính từ ngày thu hoạch… Vậy sử dụng saffron trong thời hạn nào là hợp lý nhất?

Trong ảnh là mặt sau hộp saffron 1g của thương hiệu Baby Saffron- hãng saffron uy tín chất lượng lâu đời nhất thế giới (từ 1840), nhập khẩu chính ngạch nguyên hộp vào Việt Nam. Các thông tin được in rõ ràng và đầy đủ từ bao gồm niên vụ (crop year), hạn sử dụng tốt nhất (best before) là 2 năm kể từ niên vụ, ngày đóng gói (packing date). Giúp người tiêu dùng nắm được các thông tin minh bạch về sản phẩm.

Như vậy, hạn sử dụng saffron không tính theo thời điểm đóng gói, mà tính theo thời điểm thu hoạch (cuối tháng 10 hàng năm). Khi mua saffron, chúng ta cần tìm hiểu mùa thu hoạch của sản phẩm để nắm được thời hạn sử dụng tốt nhất.

Phân loại saffron

Khi mua Saffron, muốn biết chất lượng thế nào, cần kiểm tra kết quả xét nghiệm chỉ số các hoạt chất đặc trưng. Sau đó hãy nhìn vào giá bán xem có tương xứng với chất lượng hay không.

Bằng chứng chính xác nhất về chất lượng saffron chính là kết quả phân tích xét nghiệm đánh giá phân loại theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 3632 dựa trên chỉ số hàm lượng của 3 hoạt chất tiêu biểu đặc trưng nhất (trong rất nhiều các hoạt chất của Saffron).

Theo phân loại của ISO3632 thì saffron được chia thành 3 cấp độ chất lượng từ cao xuống thấp. Chỉ số hàm lượng dược chất càng cao chứng tỏ chất lượng saffron càng tốt. Trong đó, dược chất crocin thể hiện qua độ đậm màu (strength colouring); picrocrocin thể hiện qua vị đắng đặc trưng (flavour strength); safranal thể hiện qua mùi thơm (aroma strength).

1. Saffron loại 1 theo ISO3632 có:

- Crocin: từ 200

- Picrocrocin: từ 70

- Picrocrocin : từ 20 đến 50.

2. Saffron loại 2 theo ISO3632:

- Crocin: từ 170

- Picrocrocin: từ 55

- Picrocrocin : từ 20 đến 50.

3. Saffron loại 3 theo ISO3632:

- Crocin: từ 120

- Picrocrocin: từ 40

- Picrocrocin : từ 20 đến 50.

Tóm lại, saffron càng đỏ đậm, thơm đậm, vị đắng đậm thì chất lượng càng cao.

Trong các dược chất của saffron thì picrocrocin chính là dấu ấn sinh học đặc trưng nhất. Cho đến nay, nghệ tây là thực vật duy nhất được tìm thấy có chứa picrocrocin. Đây là lý do tại sao picrocrocin là một dấu hiệu tuyệt vời xác thực độ tinh khiết của saffron. Dựa trên nồng độ picrocrocin mà người ta phân biệt, đánh giá saffron thật hay giả, nguyên chất hay pha tạp, chất lượng cao hay thấp.

Nước thử vàng…

Dấu hiệu đặc trưng nhất để nhận biết saffron thật hay giả chính là một chút xíu nhạt màu trên đầu mỗi sợi saffron. Chính là cái viền của nhụy hoa. Khi sấy khô, nó có sự dao động từ màu vàng, màu cam đến màu đỏ. Cho dù saffron phơi thật khô thì cái “viền” đó vẫn được nhìn thấy rõ rệt. Đây là đặc điểm mà saffron giả hoặc nhuộm màu sẽ không thể có được.

Ngoài ra, màu của sợi saffron thường nhạt dần về phía chân. Nếu là saffron giả hoặc nhuộm thì sẽ đồng nhất một màu từ đầu đến chân sợi. Saffron giả sẽ bị lật tẩy sau khi ngâm chìm trong nước 15 phút rồi khuấy đều. Vớt lên kiểm tra sẽ thấy sợi mềm oặt, teo nhỏ, nát nhũn như bột khi bóp nhẹ. Trong khi saffron thật sẽ nở tươi sau khi ngâm nước.

Saffron giả không thể có vị đắng đặc trưng của hoạt chất picrocrocin. Khi ngậm sợi saffron giả trong miệng sẽ thấy không có vị gì hoặc có vị ngọt.

Nói chung, để nhận biết saffron giả, saffron nhuộm không hề khó. Để tránh mua phải hàng chất lượng kém, hàng sử dụng các hóa chất bảo quản, thuốc chống mối mọt… chúng ta cần chọn sản phẩm nhập khẩu chính ngạch đã qua xét nghiệm kiểm dịch, minh bạch mọi thông tin chất lượng.

Baby saffron chính hãng có mặt tại việt nam

Baby Saffron là hãng saffron lâu đời nhất Ấn Độ và trên thế giới. Từ 1840, gia tộc này bắt đầu kinh doanh saffron tự trồng trên cao nguyên Kashmir. Trải qua gần 200 năm, thế hệ thứ sáu của gia tộc vẫn tiếp tục trồng và bán saffron. Baby Saffron đang xuất khẩu chính ngạch đến 20 quốc gia. Tên gọi Baby Saffron cùng logo hình em bé thể hiện sự tinh khiết, an lành của sản phẩm.

Baby Saffron sở hữu công nghệ sấy lạnh vô trùng độc quyền cùng nhà máy sản xuất bao bì và đóng gói riêng. Chiếc hộp đựng 3 lớp của Baby Saffron cũng là thiết kế bao bì độc quyền, giúp sản phẩm không cần bất cứ chất bảo quản nào mà vẫn luôn giữ nguyên chất lượng ban đầu.

Baby Saffron là hãng saffron duy nhất đã được trao cúp vàng Golden Crown của Anh quốc, hạng mục “Sản phẩm quốc tế chất lượng nhất” năm 2006. Baby Saffron đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam và nhập khẩu chính ngạch nguyên hộp vào Việt Nam qua công ty dược phẩm Health for Angels. “Với một thương hiệu tuổi đời 200 năm, điều chúng tôi coi trọng nhất là giữ gìn chất lượng tốt, giá tốt, để khẳng định uy tín lâu đời của sản phẩm. Bởi vậy chúng tôi không đặt giá bán lẻ thật cao để thu hút đại lý bằng khoảng cách lãi suất. Giá bán đến tay khách hàng tại Việt Nam chỉ từ 140.000Đ đến 175.000Đ/g tùy số lượng. Chúng tôi không nóng vội phát triển với niềm tin sớm hay muộn khách hàng cũng sẽ hiểu được chất lượng và giá trị của Baby Saffron trong thị trường sản phẩm phục vụ sức khỏe có nguồn gốc tự nhiên”, bà Nguyễn Thị Diễm, đại diện Baby Saffron tại Việt Nam cho biết.

P.V

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/saffron-lam-sao-de-phan-biet-that-gia-post1383871.tpo