Sai lầm khiến nỗ lực làm sạch tan tành, thậm chí hại sức khỏe

Dọn dẹp mà quên đi những tiểu tiết khiến nỗ lực làm sạch của bạn tan tành. Theo thời gian, những lỗi nhỏ này khiến đồ vật nhiễm bẩn, có thể gây hại sức khỏe.

Không vệ sinh máy giặt. Chúng ta thường mải miết với việc làm sạch đồ song lại bỏ qua công đoạn vệ sinh máy giặt. Trong khi đó, máy giặt không sạch như ta nghĩ. Thậm chí nó được coi là nơi lý tưởng cho vi khuẩn, bào tử nấm mốc sinh sôi. Máy giặt là vật trung gian gây dị ứng, hen suyễn.

Không vệ sinh máy giặt. Chúng ta thường mải miết với việc làm sạch đồ song lại bỏ qua công đoạn vệ sinh máy giặt. Trong khi đó, máy giặt không sạch như ta nghĩ. Thậm chí nó được coi là nơi lý tưởng cho vi khuẩn, bào tử nấm mốc sinh sôi. Máy giặt là vật trung gian gây dị ứng, hen suyễn.

Ngoài lồng, vi khuẩn còn khu trú ở ngăn chứa bột giặt, nước xả. Để ngăn ngừa nguy cơ có hại cho sức khỏe, chuyên gia khuyên nên vệ sinh máy 2 tuần một lần. Không cần cọ rửa nhiều, bạn chỉ cần khởi động máy giặt ở chế độ nhiệt cao nhất có thể với thuốc tẩy hoặc axit xitric. Sau mỗi lần giặt, nên mở cửa máy để hạn chế sự sinh sôi của nấm mốc.

Giữ chổi vệ sinh trong hộp kín. Chổi cọ bồn cầu là một trong những vật dụng bẩn nhất trong hầu hết các ngôi nhà. Thay vì giữ khô chúng, nhiều người lại tìm cách cất trong hộp kín để ngăn vi khuẩn phát tán ra không khí.

Thế nhưng, môi trường hộp kín lại khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Để tốt hơn, bạn nên làm khô chúng, khử trùng thường xuyên trước khi bảo quản trong hộp.

Không làm sạch bồn rửa. Bồn rửa là nơi rửa bát đĩa song nếu không được vệ sinh lại trở thành nguồn phát tán vi khuẩn. Đặc biệt khu vực ống cống rất dễ bốc mùi hôi. Các hạt thức ăn, chất bẩn bám ở đây cũng nhanh chóng lan ra ngoài khi có cơ hội.

Để làm sạch đúng cách, chị em nên tận dụng 1 thìa baking soda kết hợp với giấm để qua đêm. Sáng hôm sau xả lại bằng nước nóng.

Đặt bàn chải đánh răng trong nhà vệ sinh. Dù không muốn tin nhưng sự thật bàn chải đánh răng là nơi trú ngụ hơn 100 triệu vi khuẩn có hại. Ngoài vi khuẩn từ miệng, bàn chải còn nhiễm khuẩn từ bồn rửa và bồn cầu mỗi khi đi vệ sinh xả nước gây viêm bàng quang, rối loạn tiêu hóa.

Muốn tránh mối nguy gây hại sức khỏe này, bạn không đặt bàn chải trong nhà tắm. Nên giữ chúng trong những hộp có nắp đậy. Thường xuyên làm sạch hộp đựng bằng nước súc miệng trong 30 giây hoặc ngâm nước nóng trong vòng 2 phút.

Rửa đồ bằng nước lạnh. Dùng nước lạnh rửa bát đĩa chỉ giúp làm sạch bề ngoài. Thay vì dùng nước lạnh, chị em nên dùng nước ấm (cao hơn nhiệt độ phòng 10 độ). Ở mức nhiệt này, chất tẩy rửa tính kiềm sẽ đạt hiệu quả gấp đôi. Các vi khuẩn, nấm cũng dễ dàng bị tiêu diệt.

Không vệ sinh máy rửa bát. So với máy giặt, máy rửa bát không cần phải vệ sinh thường xuyên do có khả năng tự khử trùng. Tuy nhiên, bạn cần làm khô khoang rửa mỗi ngày để nấm mốc không có cơ hội sinh sôi. Lưu ý, nên đặt bát đĩa đựng đồ tinh bột như cơm, khoai tây vào giữa khoang. Bát đựng thịt nên đặt ở xung quanh sẽ đạt hiệu quả làm sạch cao hơn.

Không giặt rèm nhà tắm. Nhìn bằng mắt thường, rèm, đầu vòi hoa sen trong phòng tắm không quá bẩn song môi trường hơi nước lại khiến chúng chứa lượng lớn nấm mốc, tụ cầu. Để làm sạch, bạn có thể tận dụng baking soda để chà xát rồi xịt giấm loại bỏ nấm mốc.

Không vệ sinh quạt hút mùi. Quạt thông gió đặt trên cao nên rất ít khi được chú tâm dọn dẹp. Ngoài bụi bẩn, quạt thông gió còn là nơi chứa nhiều phân của các loài gặm nhấm, chim chóc. Khi đó, quạt thông gió vô tình trở thành nơi phát trán vi khuẩn ra khắp ngôi nhà của bạn.

Mời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn (hồng ngâm). Nguồn: Hanoitv.

Định Tâm (Theo Brightside)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoe-dep/sai-lam-khien-no-luc-lam-sach-tan-tanh-tham-chi-hai-suc-khoe-1480556.html