Sản phẩm động vật từ phòng thí nghiệm

Vào năm 2013, các nhà khoa học tại London đã sơ chế, chế biến và nếm thử một loại thịt bò hăm-bơ-gơ ngay trước mặt đám đông của giới truyền thông và các nhà nghiên cứu thực phẩm. Tờ Guardian lúc đó đã quả quyết món bơ-gơ này là một cột mốc có thể 'báo trước một tương lai thoát khỏi những đau khổ vô tận của động vật và nạn ô nhiễm tại các trang trại sản xuất' bởi vì nó đơn thuần được làm từ 'thịt' 'nuôi' trong phòng thí nghiệm, từ những tế bào gốc của bò.

Thịt bò tạo ra trong phòng thí nghiệm

Thịt bò ống nghiệm

Loại thịt ống nghiệm này là một minh họa hoàn hảo nhất về khung cảnh ăn uống hậu động vật. Dưới đây là một vài cách mà các nhà khoa học đang nỗ lực để tạo ra những sản phẩm từ động vật: sữa tươi, phô mai, và ngay cả da thuộc…

Có lẽ phiên bản được thừa nhận rộng rãi nhất về các sản phẩm động vật nhân tạo là loại thịt bò được nuôi trong phòng thí nghiệm (hay thịt bò ống nghiệm).

Để miếng thịt biến thành thực thể, phải mất nhiều năm nghiên cứu về kỹ thuật mô của Mark Post - một nhà Sinh học tại Đại học Maastricht (Hà Lan).

Ông Mark Post và đồng nghiệp đã sử dụng các tế bào gốc cơ từ con bò – mà họ đã nhúng nó vào dung dịch nuôi cấy huyết thanh thai bê nhằm khuyến khích các tế bào phát triển và phân chia.

Những tế bào gốc này thành những tế bào cơ bò thực sự, khoảng 40 tỷ tế bào cơ như thế sẽ tạo ra 20.000 dải thịt và các nhà sinh học sẽ có thể đúc chúng thành một cái bánh bơ-gơ.

Bánh này có giá thành lên tới 330.000 USD. Một số người đã tán dương rằng miếng bánh bơ-gơ bò sẽ là bước đầu tiên tiến tới một tương lai bền vững hơn, nơi mà các loại thịt sẽ phát xuất từ các phòng thí nghiệm thay vì phải là những trang trại và lò mổ gia súc công nghiệp.

Tuy nhiên, tương lai hãy còn xa. Ông Mark Post ước tính rằng có thể mất đến 20 năm để loại thịt ống nghiệm có mặt trên thị trường, sẵn sàng đáp ứng cho tất cả mọi người.

Sữa tươi ống nghiệm

Sữa tươi từ phòng thí nghiệm

Sữa là một phần tất yếu trong hệ thống thực phẩm Mỹ, nhưng xem ra hãy còn khó khăn để đáp ứng nhu cầu về nó trong khi chúng ta vẫn tiếp tục tôn trọng các phúc lợi động vật.

Theo một câu chuyện trên Tạp chí Forbes hồi năm 2011, phần lớn sữa tươi ở Mỹ là từ những con bò bị ép thụ tinh và bị tách khỏi bê con sớm, bài báo nói rằng sự thật này đã làm cho những con bò cái đau cả thể xác và tâm hồn.

Sản xuất sữa công nghiệp cũng gặp khó khăn bởi vấn đề môi trường; 1 lít sữa cần phải tiêu hao đến 1.000 lít nước.

Người ta quay lưng lại sữa bò – vì các lý do đạo đức hay sức khỏe – và đã gây nên sự gia tăng của các sản phẩm không phải sữa, chẳng hạn như sữa đậu nành hay sữa hạnh nhân.

Nhưng dù sao đi nữa, ai cũng phải thừa nhận rằng chỉ có sữa bò là tốt và ngon nhất. Vì vậy làm cách nào bạn có thể tái tạo ra sữa trong phòng thí nghiệm?

Các kỹ sư sinh học đến từ San Francisco gồm Perumal Gandhi và Ryan Pandya nghĩ rằng họ đã tìm thấy câu trả lời và họ gọi nó là Muufri. Sữa là ứng viên lý tưởng để tạo ra sữa tổng hợp bởi cấu trúc đơn giản của nó, ông Ryan Pandya đã phát biểu như thế trên tờ Gizmag.

Phần lớn sữa là nước và chứa không đầy 20 thành phần khác nhau. Để tạo ra sữa trong phòng thí nghiệm, hai ông Pandya và Gandhi đã tái tạo ra 6 chất đạm chủ chốt chính là thứ cấu tạo nên sữa, và 8 loại acid béo chịu trách nhiệm về sự phong phú và đa dạng của món đồ uống.

Thay vì nhận những chất đạm và acid này từ các sản phẩm không phải sữa như hạnh nhân, hai nhà nghiên cứu đã lấy chúng từ nấm men công nghệ sinh học để tái sản xuất ra các chất đạm có trong sữa tươi.

Sản phẩm tạo ra “giống như sữa động vật”, các nhà sáng lập Muufri đã phát biểu như thế trên Tạp chí Business Insider. Bởi vì cả Pandya và Gandhi cùng có thể tinh chỉnh nấm men ở cấp độ phân tử nên họ hy vọng rằng loại sữa kỹ thuật của mình thật sự lành mạnh. Bộ đôi hy vọng sẽ bán sản phẩm Muufri khắp California vào năm 2017.

Da thuộc ống nghiệm

Đối với các nhà khoa học tại Modern Meadow, kỹ thuật mô động vật không chỉ là cách để làm đầy đĩa ăn mà còn là cách tạo ra quần áo để che thân.

Gần đây một công ty ở Brooklyn đã gây ngân sách trị giá 10 triệu USD để nuôi da thuộc, như một thứ phương tiện bắt kịp nhu cầu dùng hàng hóa từ da thuộc mà không gây căng thẳng quá mức cho các loài động vật hay môi trường.

Không như loại thịt ống nghiệm, Modern Meadow hy vọng rằng họ sẽ tạo ra một loại da thuộc y như thật mà không dùng huyết thanh thai bê để kích thích tăng trưởng tế bào.

Thay vào đó, họ chiết xuất các tế bào từ động vật bằng cách tiến hành kỹ thuật sinh thiết, và sử dụng một cái lò phản ứng sinh học hoặc một dạng cỗ máy tăng trưởng, nhằm khuyến khích các tế bào sinh sôi nảy nở.

Rồi thì họ cho phép các tế bào kết hợp với nhau thành từng lớp (nhằm tạo ra những lớp như trong da) thông qua một phương pháp in sinh học 3D.

Da thuộc nhân tạo

Cuối cùng khi các tế bào tăng trưởng trong lò phản ứng sinh học, cơ và chất béo sẽ được thu hoạch để lấy thịt, trong khi mô da được cho phép đông cứng lại.

Bởi vì các tế bào mô sinh trưởng mà không có lông hay da bên ngoài nên loại da thuộc ống nghiệm không cần yêu cầu dùng các chất hóa học trong kỹ thuật thuộc da truyền thống.

Chỉ trong vòng 1,5 tháng, Modern Meadow đã tạo ra một miếng da thuộc cỡ 0,3m2. Modern Meadow cũng tỏ ra rất quan tâm đến việc sản xuất thịt, cá và gà ống nghiệm, nhưng cơ quan này ước tính rằng họ sẽ sớm tung ra thị trường các sản phẩm da thuộc trước khi món thịt ống nghiệm được bán đại trà.

Cá ống nghiệm

Hơn một thập niên trước khi ông Mark Post và các đồng nghiệp cùng sản xuất ra loại bánh thịt bò bơ-gơ ống nghiệm tại London, NASA đã thiết kế ra một cách để nuôi cá trong phòng thí nghiệm.

Cơ quan này hy vọng rằng họ sẽ cung cấp cho các nhà du hành vũ trụ một nguồn chất đạm trong những chuyến hành trình dài (như chuyến bay đến sao Hỏa).

Các nhà khoa học NASA đã sử dụng huyết thanh thai bê để dẫn các tế bào cá mới phát triển ngay trong một miếng thịt của loài cá vàng lớn. Trong thí nghiệm này, con cá đã tăng kích thước cơ thể lên 16%. NASA đã công bố kỹ thuật nuôi cá mới hồi năm 2002, nhưng đến nay vẫn chưa nhìn thấy cá ống nghiệm bày bán trên thị trường.

Cá tạo ra trong phòng thí nghiệm

Theo SSM

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/san-pham-dong-vat-tu-phong-thi-nghiem-3906743-b.html