Sản xuất Mỹ rục rịch 'quay lưng' với Trung Quốc

Hàng loạt các lo ngại khiến một số nhà sản xuất Mỹ đánh giá lại sự phụ thuộc của họ vào Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này được coi là khó khăn, tốn nhiều thời gian.

Nhiều chủ doanh nghiệp tại Mỹ rục rịch tìm kiếm các chuỗi cung ứng thay thế hoặc phát triển sản phẩm có thể được sản xuất ở nơi khác phòng khi họ không thể gắn kết với hàng trăm nghìn nhà máy của Trung Quốc.

 Công nhân sản xuất Grey Duck Outdoor. Ảnh: WSJ.

Công nhân sản xuất Grey Duck Outdoor. Ảnh: WSJ.

Nỗi lo “bỏ trứng vào một giỏ”

Đối với họ, viễn cảnh trên trở nên dễ hình dung hơn sau chiến sự Nga – Ukraine, khiến các công ty cắt đứt quan hệ với Nga, đôi khi phải chịu những khoản lỗ lớn.

Ngoài ra, sau lùm xùm của công ty bán dẫn Micron (Mỹ) và chính phủ Trung Quốc, động thái này càng thêm rõ ràng.

Trong nhiều năm qua, các công ty nước ngoài đã gặp vấn đề ở Trung Quốc, tuy nhiên đến khi căng thẳng gia tăng mới khiến loạt doanh nghiệp như Grey Duck Outdoor lo lắng. Nhà sản xuất tàu thủy có trụ sở tại Minnesota ký hợp đồng với các nhà máy Trung Quốc để sản xuất ván chèo, tận dụng chi phí thấp và hiệu quả của quốc gia này.

Chủ sở hữu của Grey Duck Outdoor, ông Rob Bossen cho biết tất cả các nhà cung cấp ván chèo, bao gồm các công ty sản xuất bọt, nhựa đúc, đều hoạt động cách nhau vài dặm trong khu vực Thâm Quyến (Trung Quốc).

Bossen nhấn mạng ông và các đối tác kinh doanh gắn kết khá chặt chẽ, tuy nhiên sau cuộc chiến tranh Nga – Ukraine đã khiến ông tưởng tượng điều gì có thể xảy ra nếu một sự gián đoạn tương tự xảy ra ở Trung Quốc.

Cho đến hiện tại, khả năng tiếp cận nguyên liệu thô và sản xuất linh kiện cho hàng hóa thành phẩm của Trung Quốc vẫn chưa có đối thủ. Hơn nữa, mạng lưới nhà cung cấp dày đặc của nước này vẫn chưa được nhân rộng ở những nơi khác.

Rục rịch tìm nơi sản xuất, nhà cung cấp mới

Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc, Trung Quốc chiếm 31% sản lượng sản xuất toàn cầu, gần gấp đôi so với 17% của Mỹ. Đây cũng là một thị trường quan trọng đối với nhiều công ty tại xứ cờ hoa.

Bất chấp nhiều lo lắng, hoài nghi, một số giám đốc điều hành nhận định lợi ích kinh doanh của Mỹ và Trung Quốc vẫn phù hợp. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Elon Musk, ông chủ hãng xe hơi Tesla đã tuyên bố trong chuyến đi tới Trung Quốc vào tuần này rằng nền kinh tế của các quốc gia không nên bị tách rời.

Ảnh minh họa: Bangkok Post.

Đồng thời, trong chuyến thăm hồi tháng 3, giám đốc điều hành Apple Tim Cook cho biết Apple và Trung Quốc đã giúp nhau phát triển trong những thập kỷ gần đây.

Bên cạnh đó, PPG, công ty sơn và chất phủ có trụ sở tại Pittsburgh (Mỹ), có tới 15 nhà máy và khoảng 4.000 nhân viên tại Trung Quốc. Giám đốc điều hành Tim Knavish cho biết, hầu như sản phẩm đều được sản xuất ở “công xưởng thế giới”. Hiện Trung Quốc đã lọt top 3 quốc gia có doanh số bán PPG cao nhất.

Ông Knavish cho biết công ty đã lên chiến lược về cách thực hiện hành động thích hợp ở Trung Quốc nếu cần. Năm 2022, doanh thu của PPG đã sụt giảm 290 triệu đô la khi các hoạt động kinh doanh tại Nga bị gián đoạn.

Chia sẻ với SCMP, vị giám đốc chia sẻ đang hết sức thận trọng với tài sản trí tuệ và dữ liệu ở Trung Quốc.

Theo các nhà phân tích, một số doanh nghiệp đang lên kế hoạch rời đi, nhưng không thể tìm thấy sự nhiều cơ hội như ở Trung Quốc. Ví dụ, Việt Nam đã trở nên phổ biến đến mức khó tìm được không gian sản xuất.

David Alexander của Baysource Global có trụ sở tại Florida, công ty kết nối các công ty Mỹ với các nhà sản xuất theo hợp đồng châu Á, cho biết họ vẫn duy trì “hoạt động kinh doanh như thường lệ ở cấp độ nhà máy” ở Trung Quốc, mặc dù các công ty muốn thành lập liên doanh mới hiện đang xem xét các điểm đến khác.

Bên cạnh đó, dù công ty sản xuất máy thở CorVent Medical (Mỹ) phụ thuộc vào các nhà máy Trung Quốc để sản xuất tấm kim loại có dập, máy thổi siêu nhỏ và các thành phần khác đi vào sản phẩm, giám đốc điều hành Richard Walsh cho biết quá trình đó không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ.

Ông nói, các bộ phận thay thế đôi khi lọt vào chuỗi cung ứng, đây là một vấn đề khi một sản phẩm cần sự cho phép của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ CorVent đã từng nhận được 1.300 mặt nạ van túi không được FDA chấp thuận và do đó không thể sử dụng chúng. Công ty cuối cùng đã tặng chúng cho một nhóm cứu trợ Ukraine.

“Cơn đau đầu” đó xuất phát từ chi phí tăng vọt và việc vận chuyển bị đình trệ trong thời gian đại dịch Covid-19 hoành hành.

CorVent đang mở nhà máy riêng ở thành phố Fargo (Mỹ) để lắp ráp máy thở, nhưng với 60% đến 70% linh kiện đến từ Trung Quốc. Theo lời vị giám đốc, có thể sẽ mất nhiều năm để chuyển sang các nguồn trong nước.

Nhiều công ty của Mỹ đã và đang tìm cách giảm bớt sự tiếp xúc với Trung Quốc bằng các sản phẩm mới được sản xuất tại Mỹ. Hãng sản xuất Grey Duck Outdoor đã bắt đầu sản xuất ca nô tại một cơ sở gần Twin Cities và Bossen (Mỹ).

Khánh Vy (Theo WSJ)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/san-xuat-my-ruc-rich-quay-lung-voi-trung-quoc-post249940.html