Sát thủ bầu trời Orion-E Nga thực ra là bản sao chép từ 'chim ăn thịt' MQ-9 Reaper. Mỹ?

Tại Triển lãm Army-2018, Nga đã trưng bày hàng loạt vũ khí và khí tài tối tân, trong đó có Orion-E - loại UAV có thiết kế khá giống với MQ-9 của Mỹ.

 Tuy được coi là có bước chậm trong phát triển UAV chiến đấu so với Mỹ và Trung Quốc, tuy nhiên Nga cũng đã cho ra mắt phiên bản UAV tấn công mạnh mẽ với tên gọi Orion-E.

Tuy được coi là có bước chậm trong phát triển UAV chiến đấu so với Mỹ và Trung Quốc, tuy nhiên Nga cũng đã cho ra mắt phiên bản UAV tấn công mạnh mẽ với tên gọi Orion-E.

Đây là một UAV hạng nặng khi có trọng tải cất cánh lên tới hàng tấn.

Cận cảnh phần đầu của chiếc UAV Orion-E, đây là khu vực được thiết kế để chứa các hệ thống điện tử.

Chiếc UAV Orion-E của không quân Nga bay trong một đợt thử nghiệm.

Được biết chiếc UAV này có thể mang tới 200kg vũ khí. Tải trọng này đủ để Orion-E mang được một số chủng loại tên lửa hoặc bom thông minh cỡ nhỏ.

Cụ thể máy bay không người lái Orion-E của Nga sẽ mang được tối đa 4 quả bom mỗi quả nặng 50 kg.

Phía Nga khẳng định, đây sẽ là loại bom thông minh có dẫn đường và được thiết kế riêng cho loại máy bay không người lái này.

Loại bom được thiết kế riêng cho Orion-E sẽ giúp nó bảo toàn được kiểu dáng khí động học của mình, hạn chế tối đa việc mang theo vũ khí ảnh hưởng đến hiệu suất bay của loại máy bay không người lái này.

Ngoài ra nó cũng có thể mang theo một số loại tên lửa tiềm nhiệt hiện có trong không quân Nga.

Cận cảnh phòng điều khiển từ xa của UAV Orion-E.

Kích cỡ của UAV Orion-E khá lớn.

Hệ thống quang học trên phiên bản Orion-E cũng được cải tiến để phục vụ nhiệm vụ của một máy bay không người lái tấn công.

Theo đó, UAV Orion-E sẽ có hai hệ thống cung cấp ảnh nhiệt, một camera góc rộng cùng với hệ thống xác định mục tiêu/khoảng cách.

Phiên bản UAV tấn công Orion-E sẽ có khả năng bay ở tầm cao 7.500 mét với tầm bay 250 km hoặc 24 giờ liên tục.

Các tính năng thám sát của chiếc UAV tấn công này bao gồm chụp ảnh độ phân giải cao và thu thập tín hiệu tình báo của đối phương vẫn được giữ nguyên. Tuy vậy không ít ý kiến cho rằng rất có thể Nga đã học hỏi từ UAV Wing long II của Trung Quốc để chế tạo Orion-E.

Trong khi đó UAV Wing Long II lại học hỏi từ máy bay không người lái nổi tiếng MQ-9 của Mỹ.

Có thể thấy sự khá tương đồng về kiểu dáng của hai chiếc UAV này.

Trong khi UAV MQ-9 của Mỹ đã thực chiến rất nhiều và được đánh giá cao thì sản phẩm của Nga và Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Việc các cường quốc quân sự học hỏi, thậm chí bí mật đánh cắp dữ liệu thiết kế các loại vũ khí độc đáo của nhau không còn là chuyện hiếm. Đây là cơ sở để nâng cao sức mạnh quân sự cũng như tìm cách đối phó với các đối thủ tiềm tàng.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-sat-thu-bau-troi-orione-nga-thuc-ra-la-ban-sao-chep-tu-chim-an-thit-mq9-reaper-my/790998.antd