'Sát thủ' T-129 kết hợp với AH-1Z tạo thành cặp 'song sát' diệt tăng đáng sợ

T-129 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất có sức mạnh hỏa lực không thua kém các mẫu trực thăng tấn công nổi tiếng của Nga hay Mỹ. Hiện Pakistan đã đặt mua 30 chiếc này để tăng cường cho lực lượng chi viện hỏa lực mặt đất.

Trực thăng tấn công T-129 có sức mạnh hỏa lực không thua kém các mẫu trực thăng tấn công nổi tiếng của Nga hay Mỹ.

Loai trực thăng này được phát triển cho nhiệm vụ chống tăng - thiết giáp, chi viện hỏa lực bộ binh dựa trên mẫu A-129 Mangusta do Augusta Westland phát triển cho không quân Italy.

Cũng giống như các trực thăng tấn công hạng nặng khác, buồng lái của trực thăng T-129 được thiết kế với 2 chỗ ngồi, một phi công điều khiển và người còn lại vận hành vũ khí.

Loại trực thăng này được nghiên cứu vào năm 2009 và giới thiệu ra mắt công chúng vào năm 2014, và hiện có khoảng 30 chiếc T-129 đã được biên chế cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

Những chiêc trực thăng T-126 vừa chứng minh sức mạnh tại chiến trường Syria khi chúng tấn công vào tuyến phòng thủ của người Kurd tại Afrin, góp phần đánh bại lực lượng này.

Trên thị trường xuất khẩu, trực thăng T-129 được coi là đối thủ đáng gờm của trực thăng tấn công WZ-10 đến từ Trung Quốc.

Hai loại trực thăng này đã có cuộc cạnh tranh khốc liệt tại Pakistan. Phía Trung Quốc đưa ra nhiều quảng bá với tính năng hấp dẫn thậm chí còn đánh tiếng khi cho biết sẵn sàng tặng không 3 chiếc WZ-10 nếu loại trực thăng này thắng thầu.

Nhưng cuối cùng sau khi so sánh kỹ lưỡng, T-129 của Thổ Nhĩ Kỳ đã được chọn.

Hợp đồng mua 30 chiếc trực thăng loại này đã được ký kết và những chiếc đầu tiên chuẩn bị được bàn giao.

Là trực thăng vũ trang nên T-129 có khả năng mang theo tới hơn 1 tấn vũ khí bao gồm pháo, tên lửa và rocket.

Đầu tiên phải kể đến pháo nòng xoay 3 nòng cỡ 20mm với 500 viên đạn. Hình ảnh pháo 20mm đang khai hỏa trên trực thăng T-129.

Hai bên hông máy bay được bố trí 2 cánh nhỏ với 4 điểm treo cho phép mang rocket, tên lửa.

Trên T-129 còn có 4 ống phóng rocket cỡ 70mm có điều khiển Cirit do Thổ Nhĩ Kỳ tự phát triển, dùng đầu tự dẫn lade bán chủ động, tầm bắn 1,5-8km.

Trực thăng T-129 còn có thể mang theo tên lửa không đối không (có thể là loại AIM-92 Stinger hay MBDA Mistra).

T-129 được trang bị tổ hợp ngắm quang – điện dùng để trinh sát, dẫn đường tên lửa đặt ngay trước mũi, trên ụ pháo 20mm.

Trực thăng T-129 có chiều dài 12,2m; chiều cao 11,9m.

Trọng lượng cất cánh tối đa của T-129 là 5.000kg; tải trọng vũ khí: 1.150kg.

Vận tốc cực đại của trực thăng T-129 là 278km/h; vận tốc hành trình: 269km/h

Trực thăng T-129 có tầm bay 1.000km và trần bay là 6.096m.

Cơ động cao, hỏa lực đáng sợ, T-129 được coi là sát thủ diệt tăng của Pakistan bên cạnh dòng trực thăng AH-1Z Viper do Mỹ sản xuất.

Một khi xung đột xảy ra, Ấn Độ sẽ phải lưu tâm đặc biệt đến dòng trực thăng này, nếu như không muốn xe tăng của mình bị trúng hạ gục.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-sat-thu-t129-ket-hop-voi-ah1z-tao-thanh-cap-song-sat-diet-tang-dang-so/801256.antd