Schengen tuổi 15

Đến tháng 3/2010, EU đã trải qua quá trình 15 năm trở thành một khối không có biên giới nội bộ với Hiệp ước Schengen quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài, chỉ cần có thị thực của một trong các nước thành viên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schenggen.

Các nước tham gia Hiệp ước Schenggen (tính đến ngày 19/12/2009) gồm Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Ireland, Ba Lan, Hungari, Czech, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Manta, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Italia, Hy Lạp, Cyprus, Macedonia, Montenegro và Serbia. Ngoài việc cảnh sát kiểm tra ngẫu nhiên tại sân bay, nhà ga xe lửa và trên đường cao tốc, kiểm soát biên giới giữa các quốc gia thành viên Schengen không còn tồn tại. Bà Daniela Kietz thuộc Viện Nghiên cứu các chính sách an ninh và quốc tế Đức nhận định: "Schengen không chỉ khiến việc đi lại dễ dàng hơn, mà một trong những khía cạnh quan trọng nhất của thỏa thuận này là tăng cường hội nhập châu Âu". Người phát ngôn Ủy ban châu Âu Michele Cercone thì cho rằng thực thi Schengen thực sự là một trong những mục tiêu trung tâm của các vấn đề đối nội của châu Âu. Đây cũng là điều mà người châu Âu tin rằng họ đã làm được và khá thành công sau 15 năm thực thi hiệp định. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng việc dỡ bỏ biên giới nội khối đã khiến cho các biện pháp áp dụng trên toàn EU trong các lĩnh vực như di trú, tị nạn và hợp tác cảnh sát là đặc biệt cần thiết. Sau khi thỏa thuận có hiệu lực, các nước thành viên khối Schengen không thể kiểm soát việc nhập cư hay dòng người tị nạn thâm nhập vào quốc gia của họ. Người nhập cư bất hợp pháp khi thâm nhập khu vực Schengen rõ ràng có thể di chuyển tự do trong EU. Một khi đã vào EU, những người tị nạn sẽ đổ vào các quốc gia có mức sống cao nhất hoặc có cơ hội được chấp nhận qui chế tị nạn dễ dàng. Điều đó đã dẫn đến một số nước thành viên EU phải đối phó với gánh nặng tị nạn cao hơn những nước khác. Nỗi lo tỷ lệ tội phạm răng cao cùng những bất ổn an ninh liên quan đến khu vực miễn thị thực này cũng khiến các nhà quản lý đau đầu. Bởi thế, mới đây, ngày 5/4, bộ luật thị thực mới cho các nước khu vực Schengen bắt đầu có hiệu lực đã bổ sung nhiều quyết định chặt chẽ hơn. Lần đầu tiên bộ luật thị thực của Liên minh châu Âu (EU) qui định phải thông báo về lý do từ chối cấp thị thực cũng như khả năng khiếu nại quyết định của cơ quan lãnh sự. Ngoài ra, khi cấp thị thực Schengen, ảnh và vân tay của người xin thị thực bắt buộc phải được đưa vào cơ sở dữ liệu của cảnh sát và cơ quan nhập cư của khu vực Schenggen. Gia Phúc

Nguồn TG&VN: http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/ThoiSu/2010/4/1196C41DD9EA0DE5/