Siêu vũ khí Liên Xô từng một thời ám ảnh toàn bộ phương Tây

Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên siêu vũ khí của Liên Xô đã khiến phương Tây phải bất ngờ, cho đến khi vũ khí này được thử lửa trên chiến trường càng khiến nhiều đối thủ phải sợ hãi.

Một bài báo trên Tạp chí National Interest của Mỹ đã gọi xe tăng hạng nặng IS-3 của Liên Xô là siêu vũ khí, là nỗi khiếp sợ một thời của xe tăng phương Tây.

Một bài báo trên Tạp chí National Interest của Mỹ đã gọi xe tăng hạng nặng IS-3 của Liên Xô là siêu vũ khí, là nỗi khiếp sợ một thời của xe tăng phương Tây.

Bài báo có nhan đề "Xe tăng hạng nặng IS-3: Siêu vũ khí Liên Xô mà bạn chưa từng nghe thấy". Theo tác giả Caleb Larson, IS-3 được cho là loại xe tăng hạng nặng mạnh nhất Liên Xô, được trang bị vũ khí tốt và có lớp giáp bảo vệ rất tốt.

Đặc điểm nổi bật của xe tăng IS-3 là chiếc "mũi nhọn" nằm ở phần giáp phía trước, thiết kế này giúp xe giảm trọng lượng đồng thời gia cố giáp mặt trước của xe tăng trước hỏa lực đối phương.

Ngoài ra tháp pháo của IS-3 được chế tạo tròn và rất vuông vức, khiến xe tăng có chiều cao thấp nên đối phương rất khó phát hiện và giúp xe IS-3 trở thành một mục tiêu rất khó để tiêu diệt.

IS-3 có hỏa lực tấn công rất mạnh nhờ được trang bị khẩu pháo cỡ lớn 122mm, tốc độ bắn 2-3 viên/phút, cơ số đạn thông thường là 18 viên đạn pháo nổ mảnh, 8 viên đạn xuyên giáp, trên xe còn bố trí thêm súng máy SGM 7,62mm có 756 viên đạn và súng máy DShK 12,7mm với 250 viên đạn.

Tuy nhiên, một trong những nhược điểm của xe tăng là pháo không thể hạ nòng như các loại xe khác. Nhưng động cơ công suất 600 mã lực giúp con “quái vật” nặng 46 tấn này có thể di chuyển với tốc độ tối đa 40km/giờ và tầm hoạt động tối đa là 185km.

Liên Xô đã phát triển IS-3 trước chiến tranh thế giới thứ hai, xe tăng được đưa vào biên chế sau khi kết thúc chiến sự vào mùa xuân năm 1945. Sau đó, Liên Xô đã xuất khẩu loại xe tăng hạng nặng này cho các nước đồng minh, cũng như các nước Trung Đông.

Quân đội Ai Cập đã sử dụng xe tăng IS-3 trong chiến tranh 6 ngày với Israel. Loại xe tăng này đã khiến Israel khiếp sợ, vì nó có thể chịu được các phát bắn của đạn xuyên giáp 90 mm từ xe tăng M48 Patton và các loại vũ khí chống tăng khác.

Ngay sau khi phát xít Đức bị tiêu diệt một cuộc duyệt binh lớn đã được phe thắng trận tổ chức. Và quân Đồng minh cũng rất bất ngờ khi thấy xe tăng IS-3 xuất hiện lần đầu trong cuộc duyệt binh ở Berlin vào ngày 7/9/1945.

Nhưng cũng chính sự xuất hiện của IS-3 đã kích thích cho sự xuất hiện của nhiều dự án chế tạo xe tăng hạng nặng của phương Tây, trong đó có xe tăng hạng nặng M103 của Mỹ.

Trước khi M1 Abrams ra đời thì xe tăng M103 được xem là mẫu xe tăng hạng nặng có lớp giáp dày nhất và nặng nhất trong lịch sử Quân đội Mỹ. Loại xe tăng này phục vụ trong quân đội Mỹ từ năm 1957 – 1974 với khoảng 300 chiếc được sản xuất.

Tuy nhiên M103 có những điểm yếu chết người như giáp ở tháp pháo mỏng hơn nhiều so với thân xe. Phần sau của tháp pháo lại rất mỏng trong khi khu vực này là nơi chứa kho đạn của xe tăng. Nếu bị địch bắn vào vị trí này rất dễ khiến xe bị tiêu diệt hoàn toàn.

Ngoài ra M103 tỏ ra kém hữu dụng hơn so với dự kiến do bị trang bị động cơ không hiệu quả và thua xa so với IS-3. Xe được trang bị hệ thống ổ đĩa xích yếu, hệ thống động cơ chậm chạp khiến xe không có khả năng cơ động cần thiết, nên tốc độ tối đa của xe chỉ là 37km/h.

Tóm lại, đối với Liên Xô vào thời điểm IS-3 ra đời, nó được đánh giá là một chiếc xe tăng mạnh mẽ nhất thế giới, còn phương Tây cũng công nhận IS-3 là một mẫu thiết kế rất thành công. Ngày nay còn một chiếc IS-3 nguyên bản vẫn được lưu giữ tại bảo tàng xe tăng Kubinka, Moscow (Nga). Nguồn ảnh: Topwar.

Liên Xô mang xe tăng hạng nặng IS-3 ra diễu hành ở thủ đô Berlin của Đức. Nguồn: TheArchive.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/sieu-vu-khi-lien-xo-tung-mot-thoi-am-anh-toan-bo-phuong-tay-1533724.html